Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để rút bảo hiểm xã hội một lần

Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Intel Products Việt Nam cho biết, hiện nay đang có tình trạng nhiều người lao động muốn nghỉ việc để rút bảo hiểm xã hội một lần trước khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực thi hành trước ngày 1/7/2025…

Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để rút bảo hiểm xã hội một lần

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định hai phương án nhận bảo hiểm xã hội một lần. Với dự thảo này, chủ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo lắng nguy cơ người lao động ồ ạt nghỉ việc để rút bảo hiểm xã hội một lần.

Chiều 18/10, tại buổi tiếp xúc cử tri công nhân lao động và chủ doanh nghiệp góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do Đại biểu Quốc hội phối hợp với Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức, bà Phạm Thị Hồng Yến, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (Khu Công nghệ cao TP.HCM) cho biết, dù hiện nay lao động khó xin việc làm nhưng sẵn sàng bất chấp tất cả, nộp đơn xin nghỉ việc một năm để rút bảo hiểm xã hội một lần trước khi Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành trước ngày 1/7/2025.

Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Intel Products Việt Nam nhận định, phương án 2 của dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) chỉ cho phép người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần cho 50% thời gian đóng bảo hiểm xã hội là không khả thi, bởi họ cần trang trải cuộc sống nên mới rút tiền, mà chỉ rút 50% sẽ không giải quyết được vấn đề. Hơn nữa, tiền lương hưu dựa trên 50% thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại cũng sẽ thấp hơn.

Nếu điều đó xảy ra, người lao động không đi làm sẽ không chỉ khó khăn cho bản thân mà cả doanh nghiệp, kể cả Công ty Intel cũng bị khó khăn và xáo trộn công việc vì thiếu hụt người lao động.

Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết, trong thời gian tới, các đơn vị trong tổ chức Công đoàn TP.HCM sẽ phối hợp cùng Trung tâm Tư vấn Pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố mở các cuộc góp ý riêng, cụ thể, chi tiết cho từng nhóm vấn đề bất cập khi thương lượng với người sử dụng lao động.

Theo bà Trần Thị Thúy, hầu hết cán bộ Công đoàn đều đề nghị phương án 1 để người lao động được áp dụng theo luật cũ, những người mới tham gia vào thị trường lao động áp dụng theo luật mới. Những người chưa đóng đủ thời gian hưởng lương hưu sẽ được nhận mức trợ cấp hàng tháng.

Ông Củ Phát Nghiệp – Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân) cho rằng rất nhiều công nhân có sẵn tâm lý rút bảo hiểm, nên khi nhắc đến phương án cho rút nhưng không quá 50%, họ sẽ lo lắng.

Cũng theo ông Nghiệp, để hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, cần cải thiện chế độ hưu trí để người lao động thấy được lợi ích của chính sách. Cụ thể, mức lương hưu phải đảm bảo mức sống tối thiểu; có chính sách hỗ trợ vốn vay cho người nghỉ hưu nhưng còn khả năng lao động nhằm tự tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho họ...

Theo Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, đối với quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Chính phủ đề xuất 2 phương án. Phương án 1 quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau. Nhóm 1, người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, có nhu cầu thì được rút bảo hiểm xã hội một lần.

Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) thì không được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Người lao động chỉ được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/7/2025.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…