NHNN bơm ròng 1.400 tỷ đồng sau 5 tuần hút lượng ròng lớn

Sau 5 tuần sau Tết, NHNN có tổng lượng hút ròng 5 tuần trước đó lên đến trên 147.000 tỷ, NHNN đã có lượng bơm ròng 1.400 tỷ đồng, động thái này cũng giúp tái lập một phần trạng thái cân bằng trên thị
NHNN bơm ròng 1.400 tỷ đồng sau 5 tuần hút lượng ròng lớn

Theo bản tin tiền tệ tuần từ 26/3 – 30/3 của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục duy trì phát hành tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, tuy nhiên khối lượng phát hành giảm nhiều so với tuần trước, 4.100 tỷ so với 20.000 tỷ.

Với 5.500 tỷ tín phiếu đáo hạn trong tuần, NHNN đã bơm ròng ra hệ thống một lượng nhỏ 1.400 tỷ đồng, đánh dấu tuần bơm ròng đầu tiên sau 5 tuần hút ròng với khối lượng rất lớn. Khối lượng tín phiếu lưu hành giảm nhẹ xuống 125.370 tỷ.

Sau nhiều tuần NHNN phát hành tín phiếu hút tiền khỏi hệ thống, lượng thanh khoản dư thừa đã được trung hòa và tái lập trạng thái cân bằng cho thị trường”, các chuyên gia SSI nhìn nhận.

Lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ trong tuần giao dịch cuối quý, nhưng chỉ tập trung ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần, tương ứng tăng 0,08 điểm% và tăng 0,03 điểm% lên 0,75% và 0,85%. Lãi suất 3 tháng vẫn giữ xu hướng giảm xuống 2,33% (tương ứng giảm 0,22 điểm%) về dưới mức đáy của năm 2016 và 2017.

Trước đó, 5 tuần đầu sau tết, tổng cộng quy mô hút ròng tính chung cho cả 5 tuần là 143.610 tỷ đồng – tương đương với hơn 6,3 tỷ USD. Trong đó, riêng quy mô hút ròng của tuần vừa qua (76.110 tỷ đồng) đã vượt xa mức hút ròng của 4 tuần trước đó cộng lại (67.500 tỷ đồng). Tạm thống kê, đó cũng là mức hút ròng kỷ lục trong nhiều tang trở lại đây.

Cũng theo bản tin, lãi suất liên ngân hàng vẫn tiếp tục xu hướng giảm, nhưng mức độ đã chậm hơn.

Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng trung bình tuần qua có xu hướng giảm nhẹ đối với các loại kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần với biên độ giảm ở mức 0,07% - 0,14%.

Lãi suất trung bình kỳ hạn 1 tuần giảm 0,07% về mức 0,99%/năm, lãi suất trung bình kỳ hạn 2 tuần giảm 0,14% về mức 1,21%/năm.

Trong khi lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm không thay đổi so với tuần trước đó, ở mức 0,85%/năm. “Đây được coi là diễn biến bình thường và nằm trong dự báo khi lượng tiền nhàn rỗi sau Tết đang có xu hướng quay trở lại hệ thống ngân hàng”, BVSC đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...