Theo phương án 1, NHNN sẽ áp dụng phương án giảm theo chu kỳ mỗi năm giảm 5%. Cụ thể đến hết ngày 30/6/2020 vẫn giữ mức tối đa 40%, đến hết ngày 30/6/2021 tối đa 35% và từ 01/7/2021 tối đa 30%.
Theo phương án 2, giảm theo chu kỳ mỗi năm giảm 3%. Cụ thể đến hết ngày 30/6/2020 vẫn giữ mức tối đa 40%, đến hết ngày 30/6/2021 tối đa 37%, đến hết ngày 30/6/2022 tối đa 34%; và từ 01/7/2022 tối đa 30%.
Theo NHNN, cả 2 lộ trình trên đều hợp lý, không gây áp lực với thị trường tài chính. Với việc Basel 2 sắp đưa vào áp dụng, các ngân hàng hầu như sẽ không được sử dụng nguồn vốn có tính chất ngắn hạn để phục vụ cho vay hoặc đầu tư trung dài hạn. Như vậy, mức mục tiêu 30% trong 2 – 3 năm tới vẫn là con số khiêm tốn, có tính đến yếu tố thị trường vốn (thị trường cổ phiếu và trái phiếu) Việt Nam chưa phát triển.
"Hiện nay, hệ thống ngân hàng chiếm đến 68% tổng tài sản toàn hệ thống tài chính và đang đảm nhận nhiệm vụ chính trong cung ứng vốn trung dài hạn cho nền kinh tế (chức năng lẽ ra thuộc về thị trường vốn), khi mà tỷ trọng tín dụng trung dài hạn của hệ thống các TCTD vẫn ở mức 50,6% (cuối năm 2018). Trong khi đó, khu vực trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang còn nhỏ bé với giá trị vốn hóa đến cuối năm 2018 chỉ đạt 8,57% GDP thấp hơn nhiều so với Thái Lan là 21,33% GDP, Malaysia 46,3% GDP.
Tình trạng mất cân đối này khiến hệ thống tài chính Việt Nam luôn bị các định chế quốc tế như IMF, WB đánh giá kém về tính lành mạnh và tiềm ẩn rủi ro liên quan đến thanh khoản hệ thống ngân hàng. Vấn đề này càng đáng lo lắng hơn khi từ năm 2016 giá nhà đất liên tục tăng cao và sốt đất diễn ra tại một số khu vực.
NHNN khẳng định, việc hạn chế cho vay trung dài hạn cần được nhìn nhận là động lực để Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn thị trường vốn, khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường chứng khoán, từ đó khắc phục hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống tài chính.
>> Việt Nam lọt danh sách giám sát tiền tệ của Mỹ, NHNN nói gì?