NHNN yêu cầu khử trùng tiền cũ, đưa tiền mới vào lưu thông phòng Covid-19

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công điện yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành quán triệt đến toàn thể cán bộ và tổ chức triển khai ngay một số nội dung, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
NHNN yêu cầu khử trùng tiền cũ, đưa tiền mới vào lưu thông phòng Covid-19

Trong công điện trên, đối với công tác phát hành kho quỹ, Thống đốc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, trang bị chu đáo nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang y tế, găng tay và bảo hộ lao động… cho cán bộ tiếp xúc trực tiếp với tiền mặt; thực hiện khử trùng, sát khuẩn thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt và kho quỹ.

Cụ thể, các loại tiền cũ khi các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước nộp về phải được phun thuốc khử khuẩn (bó, bao) và được lưu giữ một thời gian nhất định trước khi chi ra tùy thuộc vào khả năng cân đối của từng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. 

Căn cứ tình hình tiền mặt trên địa bàn, có thể sử dụng lượng tiền mặt dự trữ trong kho tiền (loại tiền mới in, nhất là các loại mệnh giá nhỏ) để cung ứng cho các tổ chức tín dụng. Trường hợp tiền mới không đủ thì sử dụng tiền đã qua sử dụng và đã được khử khuẩn tại kho.

Còn đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải thực hiện khử trùng, sát khuẩn, vệ sinh thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt, kho quỹ và các máy giao dịch tự động (ATM). 

Có biện pháp vệ sinh khử trùng tiền mặt (bó, bao) thu về trước khi nhập kho cuối ngày hoặc trước khi nộp về Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp lượng tiền mặt tồn kho nhiều, chi nhánh các tổ chức tín dụng sau khi khử khuẩn có thể lưu giữ tại kho một thời gian nhất định trước khi xuất tiền chi ra cho khách hàng. 

Xem thêm

NHNN cho hệ thống tín dụng tái cơ cấu nợ

NHNN cho hệ thống tín dụng tái cơ cấu nợ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…