Nhóm cổ đông lớn Eximbank đề nghị miễn nhiệm ông Nguyễn Hồ Nam và bà Lương Thị Cẩm Tú

Nhóm cổ đông sở hữu trên 5% vốn Eximbank tiếp tục kiến nghị miễn nhiệm chức danh Thành viên Hội đồng quản trị đối với bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Nguyễn Hồ Nam tại Đại hội đồng cổ đông bất thường dự kiến được tổ chức vào ngày 28/11 tới đây...

Nhóm cổ đông lớn Eximbank đề nghị miễn nhiệm ông Nguyễn Hồ Nam và bà Lương Thị Cẩm Tú

Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – mã chứng khoán: EIB) vừa cập nhật tờ trình về việc xử lý kiến nghị ngày 19/11/2024 của nhóm cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần.

Theo đó, nhóm cổ đông này có kiến nghị miễn nhiệm chức danh Thành viên Hội đồng quản trị đối với bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Nguyễn Hồ Nam “do xét thấy cần thiết theo quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 47 Điều lệ; Điểm e Khoản 1 Điều 31 Quy chế quản trị; Điểm e khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị; Điểm đ khoản 1 Điều 46 Luật Các Tổ chức tín dụng 2024”.

Nội dung trên sẽ được trình lên Đại hội đồng cổ đông bất thường của Eximbank xem xét vào ngày 28/11 tới đây.

Đối với trường hợp của bà Tú, nhóm cổ đông này trích dẫn báo cáo quản trị của ngân hàng cho thấy bà đã vắng 4 cuộc họp của Hội đồng quản trị và không ủy quyền cho thành viên khác. Trong năm, bà chỉ tham dự 17/21 cuộc họp, tương ứng tỷ lệ 81%.

Đồng thời, bà Tú cũng không tham gia lấy ý kiến Hội đồng quản trị bằng văn bản 23 lần. Tổng số lần tham dự lấy ý kiến Hội đồng quản trị bằng văn bản đạt 220/243 lần, chiếm tỷ lệ tham dự 91%.

Ngoài ra, nhóm cổ đông cũng trích dẫn báo cáo quản trị bán niên 2024 cho thấy bà Tú không tham gia lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản một lần. Tổng số lần tham gia trong nửa đầu năm nay là 108/109 lần, chiếm tỷ lệ 99,08%.

“Như vậy, các thông tin trên cho thấy bà Lương Thị Cẩm Tú đã không tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị và các lần lấy ý kiến Hội đồng quản trị bằng văn bản”, nhóm cổ đông lớn tại Eximbank nêu.

Với trường hợp của ông Nam, các cổ đông cho biết theo báo cáo bán niên, trong vòng hai tháng qua, ông đã không tham gia lấy ý kiến Hội đồng quản trị bằng văn bản hai lần. Tổng số lần tham dự là 36/38, chiếm tỷ lệ 94,74%. Ông Nam bắt đầu giữ chức thành viên Hội đồng quản trị Eximbank kể từ ngày 26/4/2024.

Nhóm cổ đông trên cũng đưa ra kết luận rằng ông Nam đã không tham dự đầy đủ các lần lấy ý kiến Hội đồng quản trị bằng văn bản.

Ông Nguyễn Hồ Nam sinh năm 1978. Trước khi vào Hội đồng quản trị của Eximbank, ông Nam đã giữ chức Chủ tịch Công ty Cổ phần Bamboo Capital.

Trong khi đó, bà Lương Thị Cẩm Tú sinh năm 1980 và đã gia nhập Eximbank từ năm 2018. Tháng 2/2022, bà Tú được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng. Tuy nhiên, tới cuối tháng 6/2023, bà đã rời ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị và chuyển sang giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Sau đó, vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng được bà Đỗ Hà Phương đảm nhiệm và sau đó là ông Nguyễn Cảnh Anh. Theo thông tin trên website, Eximbank đang có 7 thành viên Hội đồng quản trị: Chủ tịch Nguyễn Cảnh Anh, 4 Phó Chủ tịch là ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương và ông Trần Tấn Lộc, Thành viên Hội đồng quản trị là ông Phạm Quang Dũng, Thành viên Hội đồng quản trị độc lập là ông Trần Anh Thắng..

Ngoài kế hoạch miễn nhiệm hai thành viên Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông lần này cũng sẽ xem xét thông qua kế hoạch chuyển trụ sở chính, miễn nhiệm thành viên Ban kiểm soát.

Cụ thể, Hội đồng quản trị Eximbank dự kiến trình đại hội kế hoạch chuyển địa điểm đặt trụ sở từ TP.HCM sang địa chỉ số 27 – 29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Được biết, địa chỉ trụ sở mới của Eximbank tại Hà Nội thuộc dự án phức hợp bao gồm văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ cho thuê và khách sạn sang trọng thuộc chuỗi Fairmont Hanoi Hotel, đang được Gelex đầu tư trên diện tích gần 1 ha với 241 phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng. Gelex hiện là cổ đông lớn nhất tại Eximbank với tỷ lệ sở hữu được công bố là 10% vốn điều lệ của ngân hàng.

Ngoài ra, Đại hội cổ đông bất thường sắp tới cũng sẽ xem xét đề xuất miễn nhiệm chức danh thành viên Ban Kiểm soát với ông Ngô Tony theo kiến nghị của nhóm cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần.

Theo tờ trình, ông Ngô Tony đã có hành vi lạm dụng/lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Điều lệ ngân hàng Eximbank và quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát ngân hàng, gây ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của cổ đông.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…