Nhóm quỹ Dragon Capital mua thành công 2,1 triệu cổ phiếu VPBank

Không chỉ VPB, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào nhịp điều chỉnh lớn, Dragon Capital cũng gia tăng sở hữu ở một số mã cổ phiếu khác như FPT, NLG, HDG, HAH...
Nhóm quỹ Dragon Capital mua thành công 2,1 triệu cổ phiếu VPBank

Hanoi Investments Holdings Limited – quỹ đầu tư thuộc nhóm Dragon Capital – vừa thông báo đã mua 2,1 triệu cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trong phiên giao dịch 31/5/2022.

Sau giao dịch, nhóm Dragon Capital nâng tổng số lượng cổ phiếu VPB nắm giữ lên 268,1 triệu đơn vị, tương đương 6,03% vốn điều lệ của VPBank.

Được biết, hồi đầu tháng 3/2022, VPBank đã lấy ý kiến cổ đông về điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,5% vốn điều lệ.

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã nhận được hồ sơ thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của VPBank ở mức 17,38% và đề nghị ngân hàng này công bố theo quy định của pháp luật.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý I, thu nhập lãi thuần của VPBank đạt 9.887 tỷ đồng, tăng 8,42% so với cùng kỳ năm 2021.

Lãi thuần hợp nhất từ hoạt động dịch vụ tăng 26,5%, đạt hơn 1.249 tỷ đồng. Tỷ lệ này ở ngân hàng mẹ ghi nhận mức tăng tương ứng gần 30% và tại FE Credit là 4,8% so với cùng kỳ.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán kinh doanh đều ghi nhận lỗ lần lượt 83 tỷ đồng và 66 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là lỗ 43,5 tỷ đồng và 50 tỷ đồng.

Tổng thu nhập hoạt động đạt mức tăng “khủng”, gấp 9 lần cùng kỳ, tương đương giá trị hơn 7.110 tỷ đồng nhờ ghi nhận khoản thu nhập hoạt động khác hơn 7.436 tỷ đồng.

Theo VPBank, thu nhập hoạt động của ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ một phần nhờ khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa VPBank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam.

Chốt quý I, VPBank báo lãi trước thuế ở tăng gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 11.146 tỷ đồng, hoàn thành 37,6% kế hoạch cả năm. Đây là mức lợi nhuận cao nhất theo quý mà ngân hàng này từng đạt được từ trước tới nay.

Không chỉ VPB, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào nhịp điều chỉnh lớn, Dragon Capital cũng gia tăng sở hữu ở một số mã cổ phiếu khác như FPT, NLG, HDG, HAH...

Cụ thể, ngày 10/5/2022, Dragon Capital mua tổng cộng 698.600 cổ phiếu FPT thông qua các quỹ thành viên, nâng tỉ lệ sở hữu từ 4,97% lên 5,05% vốn điều lệ của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau (12/5), nhóm nhà đầu tư này đã bán 1,25 triệu cổ phiếu FPT, giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 44,8 triệu đơn vị, tương đương 4,9% vốn điều lệ.

Từ ngày 28/4 – 6/5/2022, nhóm quỹ Dragon Capital cũng mua tổng cộng 5,288 triệu cổ phiếu NLG, nâng tỉ lệ sở hữu tại CTCP Đầu tư Nam Long từ 4,72% lên 6,1% vốn điều lệ – trở thành cổ đông lớn.

Ở chiều ngược lại, ngày 12/5/2022, 4/12 quỹ thành viên của Dragon Capital bán tổng cộng hơn 2,8 triệu cổ phiếu MBB, giảm tỉ lệ sở hữu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) từ 5,018% xuống còn 4,94% vốn điều lệ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...