Dragon Capital bán gần 3 triệu cổ phiếu MBB, rời “ghế” cổ đông lớn MBBank

Kể từ ngày 16/5/2022 nhóm quỹ Dragon Capital không còn là cổ đông lớn của MBBank sau khi bán ra 2.818.300 cổ phiếu MBB.
Dragon Capital bán gần 3 triệu cổ phiếu MBB, rời “ghế” cổ đông lớn MBBank

Cụ thể, ngày 12/5, Dragon Capital đã thông qua 4 quỹ thành viên bán ra 2.818.300 cổ phiếu MBB. Trong đó, quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited bán ra 1,5 triệu cổ phiếu; Norges Bank bán ra 1 triệu cổ phiếu; Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) bán 250.000 cổ phiếu; và KB Vietnam Focus Balanced Fund bán 68.300 cổ phiếu.

Sau giao dịch, Dragon Capital giảm số lượng sở hữu của nhóm quỹ xuống 186,7 triệu cổ phiếu, tương đương 4,94% vốn điều lệ của ngân hàng. Như vậy, nhóm quỹ Dragon Capital không còn là cổ đông lớn của MBBank kể từ ngày 16/5.

Trước đó, Dragon Capital vừa trở thành cổ đông lớn của MBB sau khi mua thêm 916.800 cổ phiếu MBB thông qua 4 quỹ trực thuộc. 

MB là một những nhóm cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư Dragon Capital. Trước đó, các chuyên gia đến từ quỹ ngoại này cũng đã đưa ra đánh giá tích cực về triển vọng cổ phiếu vua.

Tuy nhiên sau khi đạt mức giá đỉnh 34.400, từ đầu tháng 3 đến nay, giá cổ phiếu MBB đã giảm hơn 27% giá trị xuống còn khoảng 25.000 đồng trong phiên 16/5.

Về tình hình kinh doanh của MBBank, quý 1/2022, MBB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 11.600 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí hoạt động tăng 28% lên 3.598 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro ở mức 2.125 tỷ, tăng 17,5%. 

Đáng chú ý, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 98% lên 467 tỷ. Lãi từ mua bán chứng khoán đạt 1.124 tỷ, tăng 63% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh khác lại kém khả quan, chỉ có lãi 538 tỷ, giảm 56% so với cùng kỳ. 

Kết quả, trong quý đầu năm nay, MBB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5.909 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021. 

Tại ngày 31/3/2022, tổng tài sản của MB đạt 649.039 tỷ đồng, tăng 6,9% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 14,3% lên 415.549 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 1,4% lên 390.173 tỷ đồng chủ yếu nhờ tiền gửi có kỳ hạn. Trong khi đó, tiền gửi không kỳ hạn giảm 5,7% xuống 161.673 tỷ đồng.

Nợ xấu của MB tăng 862 tỷ đồng trong quý 1 lên 4.130 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tại ngày 31/3/2022 là 0,99%, tăng so với mức 0,9% thời điểm đầu năm.

Năm 2021, lợi nhuận trước thuế cả năm của MBB đạt hơn 16.257 tỷ đồng, tăng 52,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Số dư nợ xấu trong năm 2021 của MBB tăng nhẹ lên 3.268 tỷ đồng, song tỷ lệ nợ xấu vẫn giảm từ 1,09% về 0,9%. Ngân hàng cho biết tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, của riêng ngân hàng mẹ đạt gần 400% và hợp nhất gần 268%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...