Những cung điện có lối kiến trúc đẹp nhất thế giới

Không chỉ châu Âu mới có những cung điện lộng lẫy, Potala ở Tây Tạng, Qasr Al Watan ở Abu Dhabi hay cung điện Hoàng gia ở Bangkok cũng khiến du khách phải trầm trồ.

Potala, Lhasa, Tây Tạng, Trung Quốc

Nằm ở độ cao 3.699 m so với mực nước biển, Potala được xây năm 1649 ở thủ phủ Tây Tạng, là cung điện có vị trí cao nhất thế giới. Nơi này từng là cung điện mùa đông của Dalai Lamas cho tới năm 1959. Sau đó, công trình chuyển thành bảo tàng và mở cửa đón khách trong khi vẫn có các nhà sư tu hành sống tại đây. Một trong những điểm nổi bật của Potala là bảo tháp bằng vàng của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, cao 14,85m và nặng tới 4,1 tấn. Ảnh: tourtraveltibet

Cung điện Hoàng Gia, Bangkok, Thái Lan

Được xây vào năm 1782, Cung điện Hoàng Gia lộng lẫy là một quần thể kiến trúc rộng lớn nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok, gồm các dinh thự hoàng gia, sảnh ngai vàng, văn phòng chính phủ và các đền chùa linh thiêng. Du khách có thể khám phá một phần cung điện từ 8h30 đến 15h30. Ảnh: sasint/pixabay

Qasr Al Watan, Abu Dhabi, UAE

Xây xong năm 2017, công trình hiện vừa là dinh tổng thống vừa là điểm tham quan cho du khách. Từng chi tiết kiến trúc ở đây đều thể hiện sự xa hoa, lộng lẫy và giàu có. Một trong những điều thú vị khi xây dựng Qasr Al Watan là nhân công mất 700 giờ để dát vàng 23 carat lên các phiến gỗ làm cửa. Đại sảnh ở đây là một trong những nơi có mái vòm lớn nhất thế giới với đường kính tới 37 m. Ảnh: Momentary Awe

Cung điện Taj Lake, Udaipur, Ấn Độ

Taj Lake là cung điện nằm giữa hồ Pichola được xây vào năm 1743 - 1746 để làm cung điện mùa hè cho vua Maharana Jai Singh II ở thành phố Udaipur, tỉnh Rajasthan. Kiến trúc tuyệt vời của cung điện khiến ai tới đây cũng phải ngỡ ngàng khi được dạo qua hàng loạt sân vườn, phòng ốc sang trọng trang trí nhiều tác phẩm pha lê, kính màu và đồ khảm. Cung điện hiện một khách sạn cao cấp thuộc chuỗi Taj Hotels. Ảnh: Taj Hotels

Cung điện Mùa Đông, St.Petersburg, Nga

Công trình mang đậm kiến trúc Baroque nằm bên bờ sông Neva là nơi phục vụ Sa Hoàng Nga từ năm 1732 đến năm 1917. Hiện cung điện Mùa Đông phục vụ du khách như một bảo tàng khổng lồ vì có tới 1.057 phòng, 117 cầu thang, 1.945 cửa sổ và 1.786 cửa chính. Ảnh: zhushenje/pixabay

Dogle, Venice, Italy

Có từ nửa đầu thế kỷ 14, cung điện Doge là nơi ở và cai trị của chính quyền Venezia trong nhiều thế kỷ tới khi Cộng hòa Venezia sụp đổ vào năm 1797. Kiệt tác phong cách Gothic này đã chuyển thành bảo tàng và đón khách tham quan từ năm 1923. Đặc điểm kiến trúc nổi trội của công trình là Phòng Đại hội đồng rộng bậc nhất ở châu Âu với kích thước chiều dài 53m, chiều rộng 25m. Ảnh: Artheos/pixabay

Versailles, Versailles, Pháp

Cung điện Versailles ban đầu là một khu nghỉ dưỡng săn bắn của vua Louise thứ 13 nhưng đến đời vua Louis thứ 14 nó được mở rộng và thiết kế đẹp hơn để trở thành trụ sở của tòa án và chính phủ Pháp vào năm 1682. Sau khi các bộ ngành chính phủ chuyển về Paris, vào đầu thế kỷ 19, Versailles chuyển thành bảo tàng "lưu giữ vinh quang của nước Pháp" khi có khoảng 60.000 tác phẩm, bộ sưu tập nghệ thuật trải dài 5 thế kỷ lịch sử Pháp. Ảnh: waldomiguez/pixabay

Alhambra, Granada, Tây Ban Nha

Cung điện Alhambra xây trên đồi cao nhìn ra cả thành phố Granada là một điển hình của phong cách Moorish. Công trình xây từ năm 1238 đến 1358 trên nền một pháo đài cổ, có sự hòa trộn giữa những nét kiến trúc của La Mã, Hy Lạp và đạo Hồi. Phòng đặc biệt nhất ở Alhambra là "phòng thì thầm", độ cong của trần nhà làm cho âm thanh truyền từ góc này sang góc đối diện. Ảnh: dkatana/pixabay

Buckingham, London, Anh

Từ năm 1837, cung điện nguy nga Buckingham là nơi ở và làm việc chính thức của hoàng gia Anh. Buckingham có 3 công viên bao quanh, 19 phòng khánh tiết, 52 phòng ngủ cho khách và hoàng gia, 78 phòng tắm cao cấp, 188 phòng cho nhân viên và 92 văn phòng làm việc. Không chỉ là biểu tượng cho chính phủ và kiến trúc nước Anh, cung điện còn là điểm tham quan mở cửa 10h - 18h hàng ngày đón du khách khắp thế giới. Ảnh: adam_gorka/pixabay

Iolani, Honolulu, Hawaii, Mỹ

Từ năm 1882 đến năm 1893 cung điện là nơi ở của hai quốc vương cuối cùng của Quốc đảo Hawaii trước khi sáp nhập vào Mỹ. Hiện nay, Hawaii là bang thứ 50 của Mỹ và cung điện trở thành điểm du lịch, lưu giữ lịch sử Hawaii trước đây. Cung điện có hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống toilet xả nước và điện thoại trong nhà đầu tiên ở Hawaii, cùng nhiều vật dụng và đồ trang trí xuất xứ châu Âu. Ảnh: 12109/pixabay

Kiến trúc cầu ngói “thượng gia, hạ kiều” độc đáo ở Việt Nam

Cầu ngói Thanh Toàn được mệnh danh là cây cầu cổ hiếm có, mang giá trị nghệ thuật cao nhất ở Việt Nam. Năm 1990, cây...

Có thể bạn quan tâm