Những rào cản có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu sang thị trường Canada

Xuất khẩu sang thị trường Canada có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan, trong đó đặc biệt là các mặt hàng thủy sản, dệt may, tấm pin năng lượng mặt trời...

Tuy nhiên, trong quý 1/2023 xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Canada vẫn tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, và là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong ASEAN sang thị trường này.

Nhóm 10 mặt hàng chủ chốt của Việt Nam sang thị trường Canada vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao, trừ mặt hàng thuỷ sản giảm 26%; Da giày ghi nhận tốc độ tăng trưởng tới 122% so với cùng kỳ năm 2022; Các mặt hàng nông sản cũng có tốc độ tăng trưởng tốt, ở cả nhóm rau củ quả, gia vị và gạo; Gỗ nội thất cũng có xu hướng phục hồi so với 2022.

Song, theo nhận định của Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn có thể bị tác động bởi nhiều khó khăn trong đó cả khách quan và chủ quan.

Bởi, thị trường Canada có dung lượng thị trường trung bình do quy mô dân số nhỏ, có tiêu chuẩn cao, khoảng cách địa lý xa nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều. Canada tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, vì vậy, có nhiều đối thủ cạnh tranh có cùng mặt hàng và lợi thế về thuế quan nên hàng hoá Việt Nam dễ bị thay thế kể cả khi đã vào được thị trường.

Những rào cản có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu sang thị trường Canada

Bên cạnh đó là phong trào Buy local (Mua tại địa phương) để giảm dấu chân carbon trong tiêu dùng được ủng hộ mạnh ở Canada cũng đang trở thành một hình thức gia tăng bảo hộ mới, Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada thông tin.

Vẫn theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada, mới đây nhất Canada đã công bố danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuế quan theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và GSP tăng cường kéo dài từ năm 2023- 2034. Việt Nam hiện đang được hưởng GSP, tuy nhiên chỉ kéo dài đến ngày 31/12/2023.

Hiện, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Canada ngoài sử dụng form xuất xứ từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nên rất nhiều doanh nghiệp sử dụng form xuất xứ theo ưu đãi GSP. Bởi lẽ, GSP cho phép dệt may Việt Nam sử dụng quy tắc xuất xứ từ cắt và may trở đi trong khi CPTPP quy định từ sợi trở đi. Nếu không được áp dụng GSP, nhiều sản phẩm của Việt Nam không đảm bảo vấn đề đầu vào. Đây thực sự là thách thức không nhỏ cho Việt Nam bởi danh sách được hưởng GSP lần này Canada vẫn gia hạn cho 1 số đối thủ cạnh tranh lớn cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam.

Trong khi đó, với mặt hàng thủy sản, khó khăn đối với mặt hàng của Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân Canada có xu hướng giảm dấu chân cacbon trong tiêu dùng và xu hướng quay về nhập khẩu sản phẩm từ khu vực Nam Mỹ. Mặt khác, Canada đang đẩy mạnh ký kết nhiều hiệp định thương mại ở khu vực Nam Mỹ, vì thế Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, như Ecuado, xa hơn sẽ là Indonesia…

Những thách thức này đã tác động lên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Canada, nguy cơ sụt giảm mạnh thị phần. Đây là điều doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...