Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng đột biến trong quý 1/2023

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong tháng 3 đạt 109 triệu USD, tăng 118% so với tháng 3 năm 2022. Tính cả quý 1/2023, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 199 triệu USD, tăng 119% so với cùng kỳ năm 2022.
xuất khẩu gạo

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo đột biến nhất của Việt Nam trong quý 1/2023, dù tổng giá trị vẫn sau Philippines.

Cụ thể, trong tháng 3, xuất khẩu gạo sang Philippines đạt 245,7 triệu USD, tăng đột biến 295% so với tháng 3/2022. Lũy kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Philippines đạt 450,4 triệu USD, tăng gần 45% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 45,8% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Việc Trung Quốc và Philippines ồ ạt mua gạo của Việt Nam trong tháng 3 vừa qua đã giúp ngành gạo xoay chuyển từ mức tăng trưởng âm trong hai tháng đầu năm sang tăng trưởng dương trong quý 1/2023.

Tính chung cả quý 1/2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 1,85 triệu tấn gạo, đạt 981,4 triệu USD, tăng 23,4% về lượng và tăng 34,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Điểm đáng chú ý là giá gạo xuất khẩu bình quân ba tháng đầu năm 2023 ước đạt 531 USD/tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2022 - mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc đạt 589 USD/tấn, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm trước.

Sở dĩ giá gạo xuất khẩu tăng cao là nhờ tỷ trọng các loại gạo phẩm cấp cao (gạo thơm, gạo nếp, gạo đặc sản…) có giá bán cao đã tăng mạnh. Hiện tỷ trọng gạo phẩm cấp cao đã chiếm 50% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, với giá bán dao động từ 600 USD/tấn đến 1000 USD/tấn.

Về thị trường Trung Quốc, Trung Quốc hiện chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm gạo cao cấp, như gạo thơm và gạo nếp. Đó là lý do khiến giá gạo xuất khẩu bình quân vào thị trường này tăng mạnh.

Về tình hình xuất khẩu trong những tháng tới, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, tình hình xuất khẩu gạo quý 2 của Việt Nam sẽ tích cực hơn so với quý 1/2023. Dự báo giá gạo xuất khẩu vẫn duy trì ở mức cao, do ảnh hưởng của những bất ổn về kinh tế, chính trị và nhu cầu dự trữ lương thực của các quốc gia tăng lên.

Cụ thể, ở thị trường các nước châu Âu, theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- châu Âu (EVFTA), Việt Nam được cấp hạn ngạch là 80.000 tấn gạo xuất khẩu. Khi doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu theo quy định thì được hưởng ưu đãi với mức miễn thuế là 175 euro/tấn.

Cùng với đó, các thị trường như Philippines, Trung Quốc và một số nước châu Phi đang có kế hoạch nhập khẩu gạo với số lượng lớn để dự trữ lương thực.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...