Những tàu dầu DO không rõ nguồn gốc vừa bị bắt giữ sẽ đối diện với hình phạt nào?

Những ngày qua, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều tàu biển vận chuyển dầu DO không rõ nguồn gốc, trên vùng biển Tây Nam.

Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển thông tin, trong hai ngày 3 và 4/2/2023, lực lượng tuần tra, kiểm soát của Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện và bắt giữ nhiều tàu biển đang chở khoảng 200.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc.

Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, chủ các tàu không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.

Trước hành vi trên của các tàu, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, thiết lập hồ sơ ban đầu của vụ việc và niêm phong hàng hóa vi phạm, dẫn giải các phương tiện về cảng Hải đội 421 tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau để tiếp tục điều tra, xử lý đúng theo quy định.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều tàu biển vận chuyển dầu DO không rõ nguồn gốc
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều tàu biển vận chuyển dầu DO không rõ nguồn gốc

Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định, "hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ" là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.

Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, việc mua bán của bạn tất nhiên là vi phạm pháp luật. Vì vậy, tùy tính chất, mức độ của hành vi, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.

Người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, người có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì tùy mức giá trị hàng hóa vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm; Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.

Về biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...