Những tình tiết mới vụ Giám đốc lừa đảo vay 289 tỷ tại Agribank Cần Thơ

Liên quan vụ cố ý làm trái và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Chi nhánh Agribank Cần Thơ, Bộ Tài chính mới đây trả lời: Bộ chưa tạm ứng và cũng chưa nhận được đề nghị quyết toán chương trình cho
Những tình tiết mới vụ Giám đốc lừa đảo vay 289 tỷ tại Agribank Cần Thơ

Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân - giám đốc công ty Tây Nam bị Cơ quan an ninh điều tra công an TP Cần Thơ bắt tạm giam ngày 15/6/2016 với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo đó, Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời báo chí về những vấn đề liên quan đến việc Agribank Cần Thơ cho công ty Công ty TNHH MTV Nông thủy sản Tây Nam (Hậu Giang) vay vốn theo chương trình ưu đãi của Chính phủ (Quyết định 63/2010)…

Trước đó, tháng 1/2012, Công ty Tây Nam ký hợp đồng tín dụng trị giá 289 tỷ đồng với Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) chi nhánh TP.Cần Thơ để vay vốn trong thời hạn 10 năm phục vụ đầu tư hệ thống cấp đông, kho trữ lúa gạo. Ngân hàng Agribank Cần Thơ đã giải ngân cho công ty Tây Nam số tiền gần 258 tỷ đồng.

Ngày 16/6/2016, Cơ quan An ninh điều tra (công an TP Cần Thơ) đã khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can để điều tra sai phạm chiếm đoạt lãi suất ưu đãi gần 60 tỷ đồng, gồm: Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (giám đốc Công ty TNHH MTV Nông thủy sản Tây Nam (Hậu Giang), Phạm Tường Thi (giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến), Nguyễn Văn Đạt (phó giám đốc Công ty Tân Tiến) và Bùi Tuấn Anh (trưởng phòng tín dụng Agribank Cần Thơ).

Bộ Tài chính: Chưa tạm ứng hỗ trợ lãi suất

Bộ Tài chính cho biết, về quy trình tạm cấp và quyết toán hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất cho ngân hàng Agribank thực hiện cho vay ưu đãi theo chương trình hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch của ngân hàng. Agribank thực hiện cho vay đối với khách hàng thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất với lãi suất ưu đãi theo Quyết định 63.

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch triển khai thực hiện chương trình, ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư để bố trí dự toán ngân sách Nhà nước từ nguồn chi đầu tư phát triển cho nhiệm vụ hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất theo quy định tại Thông tư 65/2011 hàng quý căn cứ vào kết quả thực hiện các chương trình ưu đãi; ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị Bộ Tài chính tạm cấp cho ngân hàng phần hỗ trợ lãi suất, chênh lệch lãi suất ngân hàng đã hỗ trợ cho khách hàng.

Trên cơ sở này, Bộ Tài chính sẽ thực hiện tạm cấp cho ngân hàng Agribank. Kết thúc năm, để quyết toán số tiền trên, Agribank phải có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính báo cáo quyết toán thực hiện cho vay ưu đãi của ngân hàng đã được kiểm toán bởi kiểm toán độc lập hoặc Kiểm toán Nhà nước. Trên cơ sở báo cáo quyết toán đã kiểm toán, Bộ Tài chính sẽ thẩm tra lại và thông báo phê duyệt quyết toán cho ngân hàng.

 Tuy nhiên, “đến thời điểm này, Bộ Tài chínhchưa tạm ứng và cũng chưa nhận được đề nghị quyết toán chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch của Agribank”- văn bản Bộ Tài chính trả lời.

Như vậy, Bộ Tài chính khẳng định Agribank chưa nhận được hỗ trợ và cấp bù chênh lệch lãi suất trong chương trình này.

 Agribank đã chuyển sang khoản vay thông thường

Trước thời điểm Cơ quan công an Cần Thơ khởi tố vụ án này, Ngân hàng Agribank Việt Nam đã có hai văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Công an TP.Cần Thơ giải thích rõ về khoản vay và vấn đề “ưu đãi lãi suất” đối với Công ty Tây Nam.

Cụ thể, các văn bản số 2203/ NHNN-PC do Phó tổng giám đốc Agribank Việt Nam Phạm Toàn Vượng ký ngày 25/3/2016 và văn bản số 653/HĐTV-KHL do Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Việt Nam Trịnh Ngọc Khánh ký ngày 1/7/2016 gửi Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND, Giám đốc Công an, Viện trưởng VKSND TP.Cần Thơ…

Agribank đã xem xét hồ sơ vay vốn và xác định dự án của Công ty Tây Nam thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ. Công ty Tây Nam đã ký hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Công ty Tây Nam đã thế chấp tài sản bảo đảm cho khoản vay là tòa nhà siêu thị Citimax có diện tích gần 3.000m2, tọa lạc tại trung tâm TP.Cần Thơ. Tài sản được định giá là 333 tỷ đồng, ngoài ra còn tài sản thế chấp bổ sung thêm, nâng tổng giá trị tài sản thế chấp lên hơn 500 tỷ đồng.

Theo chính sách ưu đãi, các doanh nghiệp thuộc diện ưu đãi vay được nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu và 50% từ năm thứ 3 trở đi).

Công ty Tây Nam đã được giải ngân số tiền 258 tỷ đồng và Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân đã tiến hành xây dựng nhà máy, nhập khẩu thiết bị. Số tiền Nhân rót cho dự án này gần 160 tỷ đồng.

Do việc xây dựng dự án khó khăn, chậm tiến độ, nhận thấy khách hàng khó đáp ứng đủ điều kiện để tiếp tục được hỗ trợ lãi suất theo quy định, nên từ tháng 8/2014, Agribank quyết định chuyển toàn bộ khoản vay sang hình thức vay thông thường. Tức Công ty Tây Nam không được hưởng ưu đãi lãi suất như ban đầu nữa, và số tiền lãi ưu đãi hơn 59.4 tỷ đồng được loại ra khỏi số lãi hỗ trợ, doanh nghiệp phải trả lãi suất vay thông thường.

“Số tiền lãi hơn 59,4 tỷ đồng được coi là số tiền chưa thiệt hại và nằm trong số tiền lãi mà công ty Tây Nam chưa trả cho Agribank Cần Thơ. Đồng thời, với hiện trạng hoạt động và tài sản thế chấp cũng như tài sản hiện có của khách hàng, ngân hàng có thể thu hồi được nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký”- văn bản của Agribank gửi công an Cần Thơ ngày 25/3/2016 nêu rõ.

Văn bản ngân hàng Agribank xác nhận không bị thiệt hại trong vụ án công ty Tây Nam

Thế nhưng, sau đó cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam các lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ ngân hàng để điều tra hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Chi nhánh Agribank Cần Thơ.

Suốt thời gian qua, dự án Nhà máy chế biến thủy sản của công ty Tây Nam với mức đầu tư gần 700 tỷ đồng vẫn dở dang, nằm đắp chiếu chưa rõ khi nào mới “sống lại”. Tiền vốn vay đã rót vào dự án cũng chưa rõ khi nào Agribank mới thu hồi lại được?

Nhóm PV 

>> Ông Giám đốc công ty lừa đảo hàng trăm tỉ đồng có bị oan?

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...