Những vết nứt từ công cuộc hội nhập

Nhớ lại vào tháng 1-2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Qua 11 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành quả nhưng cũng bộc lộ một số v
Những vết nứt từ công cuộc hội nhập

Trước khi gia nhập WTO, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990-2000 của Việt Nam khoảng 7, 7%. Giai đoạn 2000-2009, tăng trưởng GDP bình quân sụt giảm còn 6,8%. Từ 2009-2018, tăng trưởng GDP bình quân còn 6,2%. Như vậy, so sánh giữa giai đoạn trước khi gia nhập WTO và giai đoạn hiện nay, tăng trưởng GDP bình quân giảm 1,5 điểm phần trăm.

Nhìn vào cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2007- 2016, có thể thấy đóng góp vào GDP của Việt Nam cơ bản do khu vực cá thể. Trong suốt 12 năm, từ 2007- 2016, tỷ lệ này không đổi, ở mức trên 30% GDP. Nếu tính cả khu vực tập thể thì tỷ trọng hai khu vực này chiếm khoảng 35% GDP.

Trong 10 năm (2007-2016), tỷ trọng hai khu vực này giảm khoảng bốn điểm phần trăm; tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm khoảng 5%; thay vào đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng khoảng 5%. Cấu trúc về sở hữu cho thấy nền kinh tế Việt Nam rất manh mún và điều này hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể từ sau khi hội nhập quốc tế sâu. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn không thể phát triển, tỷ trọng của khu vực sở hữu này trong GDP rất thấp (khoảng 8%) và không hề thay đổi trong suốt giai đoạn 2007-2016.

Phân tích kỹ hơn giai đoạn hiện nay với bảng cân đối liên ngành cập nhật cho năm 2016(1), có thể thấy cấu trúc từ cầu đến cung có xu hướng thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Cấu trúc của năm 2016 cho thấy lan tỏa của các yếu tố của cầu đến giá trị sản xuất cao hơn năm 2007 và năm 2012 nhưng lại lan tỏa đến giá trị tăng thêm thấp hơn và lan tỏa đến nhập khẩu mạnh hơn. Điều đó minh chứng cho nhận định nền kinh tế Việt Nam ngày càng mang nặng tính gia công. Đáng chú ý là xuất khẩu hàng hóa lan tỏa đến giá trị tăng thêm thấp nhất, nhưng lại lan tỏa mạnh mẽ đến nhập khẩu.

Với cấu trúc kinh tế và thứ tự ưu tiên chính sách như hiện nay, hội nhập không kéo theo tăng trưởng thực sự cho Việt Nam nhưng lại có lợi cho khu vực FDI và các nước xuất khẩu sản phẩm làm đầu vào cho quá trình sản xuất của Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam không những không lan tỏa nhiều đến thu nhập mà còn lan tỏa mạnh đến nhập khẩu và gây ô nhiễm không khí mạnh nhất trong các nhân tố của cầu cuối cùng.

Sau 11 năm hội nhập sâu, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng xuất khẩu liên tục tăng. Năm 2016, xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 71% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa, xuất siêu của khu vực này xấp xỉ 24 tỉ đô la Mỹ nhưng khu vực kinh tế trong nước lại luôn nhập siêu (năm 2016 nhập siêu khoảng 22 tỉ đô la Mỹ). Việc xuất siêu của nền kinh tế hoàn toàn do khu vực FDI mang lại. Nhìn lại chuỗi số liệu, có thể thấy suốt từ năm 2000-2016, khu vực FDI luôn xuất siêu và khu vực kinh tế trong nước luôn nhập siêu; từ năm 2012 đến nay, khu vực FDI có xu hướng xuất siêu mạnh mẽ hơn.

Từ năm 2005-2016, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng lên nhanh chóng, từ 57% năm 2005 lên 71% trong năm 2016, nhưng thật ngạc nhiên tỷ trọng đóng góp về giá trị gia tăng trong GDP của khu vực này lại không tăng lên đáng kể (từ 15,2% năm 2005 lên 18,6% năm 2016). Điều này phần nào cho thấy khu vực FDI đang dần lấn lướt hoàn toàn khu vực kinh tế trong nước nhưng hàm lượng giá trị gia tăng của khu vực FDI đóng góp vào nền kinh tế không tương xứng, mặt khác nó cũng cho thấy sản xuất của khối doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn.

Về nguyên tắc, nếu khu vực FDI vượt trội hoàn toàn khu vực kinh tế trong nước thì tất nhiên có thể làm GDP tăng lên nhưng nguồn lực của nền kinh tế yếu đi. Nếu như năm 2005 chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài chỉ là 16.700 tỉ đồng thì đến năm 2015, lượng tiền chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài tăng hơn 13 lần trong khi quy mô GDP chỉ tăng 4,6 lần. Tăng trưởng về quy mô thu nhập quốc gia (GNI) bình quân giai đoạn 2005-2015 là 16,1% - thấp hơn tăng trưởng về quy mô GDP bình quân (16,5%) và thấp hơn tăng trưởng về quy mô chi trả sở hữu thuần rất nhiều (29,1%). Điều này cho thấy tuy GDP tăng trưởng nhưng nguồn lực của nền kinh tế lại yếu đi, chỉ nhìn vào một chỉ số GDP cao hay thấp, to hay nhỏ trong nhiều trường hợp không phản ánh được thực trạng nền kinh tế.

Như vậy, nếu nền kinh tế Việt Nam không thực sự thay đổi cấu trúc kinh tế thì có thể khi tiếp tục tham gia các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngân sách lại hụt thu sâu hơn, người dân Việt Nam lại phải gánh vác nghĩa vụ thuế nhiều hơn và không khí bẩn hơn!

(1) Bảng cân đối liên ngành 2016 được cập nhật bởi nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam (ViDERE)

Theo Saigontimes

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...