Ninh Thuận dự thảo quy hoạch phát triển điện gió trên biển trong 10 năm tới

Tỉnh Ninh Thuận hiện đang rà soát, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển nguồn điện gió, điện khí LNG nhằm hiện thực chủ trương phát triển Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.
Ninh Thuận dự thảo quy hoạch phát triển điện gió trên biển trong 10 năm tới

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận thông tin, tỉnh đã chỉ đạo Sở Công thương chủ trì, dự thảo quy hoạch phát triển điện gió biển giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự kiến, giai đoạn 2021 - 2025 phát triển tại 4 vị trí với quy mô 1.220 MW, đến năm 2030 sẽ phát triển 15 vị trí.

Sở Công thương cũng được giao tiến hành lấy ý kiến các bộ, ngành Trung ương để làm rõ ranh giới khai thác, yêu cầu về quốc phòng an ninh khi triển khai đối với các vị trí, làm cơ sở kêu gọi đầu tư trong thời gian tới.

UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam thực hiện khảo sát, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch tại 1/15 vị trí thuộc vùng biển xã Phước Dinh (Thuận Nam) V2-1 với công suất 502 MW; giao Sở Công thương tiến hành lấy ý kiến các bộ, ngành Trung ương để làm rõ ranh giới khai thác, yêu cầu về quốc phòng an ninh khi triển khai đối với 14 vị trí còn lại, làm cơ sở kêu gọi đầu tư trong thời gian tới.

Ông Phan Tấn Cảnh, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết: Việc triển khai các dự án năng lượng, nhất là điện khí LNG, điện gió biển trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, là động lực quan trọng để hiện thực hóa chủ trương phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm NLTT của cả nước theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 và mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. 

Nhằm hiện thực chủ trương phát triển Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, tỉnh Ninh Thuận hiện đang rà soát, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển nguồn điện gió, điện khí LNG.

Trong đó, tỉnh này sẽ nghiên cứu đánh giá kỹ các vùng, vị trí biển, ngoài khơi có tiềm năng phát triển điện gió, làm cơ sở tham mưu đề xuất để tích hợp vào Quy hoạch điện VIII, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án năng lượng tái tạo; tạo cơ chế đấu giá , đấu thầu theo chỉ đạo của Chính phủ đảm bảo công khai, minh bạch.

Ninh Thuận hiện đang đứng đầu cả nước với 32 dự án điện mặt trời và 3 dự án điện gió đã được nhà đầu tư đưa vào hoạt động thương mại. Các nguồn năng lượng này tạo ra giá trị gia tăng hơn 2.766 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,7% trong GRDP của tỉnh và đóng góp cho tăng trưởng chung 9,04% trong tổng số 12,17% GRDP của tỉnh Ninh Thuận.

Đối với điện gió, tổng công suất đưa vào vận hành tại tỉnh Ninh Thuận khoảng 229MW. Trong đó, có 3 dự án vận hành thương mại, với tổng công suất 181 MW. Đối với điện khí LNG, năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung trung tâm điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1, với công suất khoảng 1.500 MW vào quy hoạch điện VII điều chỉnh tiến độ vận hành năm 2025. Trung tâm điện lực Cà Ná giai đoạn 1 đang trong giai đoạn tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

Xem thêm

Ninh Thuận “cất cánh” thành điểm đến mới của Châu Á

Ninh Thuận “cất cánh” thành điểm đến mới của Châu Á

Hàng loạt dự án nghỉ dưỡng du lịch biển được khởi tạo, thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ, độc đáo cho du khách cùng tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, Ninh Thuận trong 5 năm qua đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ, vươn mình trở thành điểm đến mới của Châu Á.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...