Ninh Thuận hút hơn 71.000 tỷ đồng đầu tư vào năng lượng tái tạo

Với mục tiêu trở thành vùng lõi năng lượng tái tạo của cả nước, Ninh Thuận đang tạo được nhiều sức hút với các dòng tiền đầu tư đổ mạnh vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Ninh Thuận hút hơn 71.000 tỷ đồng đầu tư vào năng lượng tái tạo

Ông Đạo Văn Rớt, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận cho biết, Ninh Thuận là tỉnh cực Nam Trung Bộ, với điều kiện khí hậu khô hạn, gió to và nắng nóng gay gắt nhất Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên được xem là khắc nghiệt này lại là lợi thế lớn để phát triển năng lượng tái tạo. Toàn tỉnh có 14 vùng gió tiềm năng với lượng gió thổi đều quanh năm, tốc độ gió trung bình ở độ cao 65 m đạt 7,25 m/giây; nguồn bức xạ mặt trời vào khoảng 1.800 KWh/m2/năm, đây là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

Trong thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã thu hút mạnh các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và hiện là địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực này. Đối với điện gió, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 13 dự án với quy mô công suất 632,03 MW, tổng vốn đầu tư 25.855 tỷ đồng.

Tính đến nay, có 3 dự án đã chính thức đưa vào vận hành thương mại, với tổng quy mô công suất 117 MW, gồm: Nhà máy điện gió Đầm Nại, công suất 39,375 MW; nhà máy điện gió Mũi Dinh, công suất 37,6 MW và nhà máy điện gió Trung Nam công suất 105,75 MW, vận hành giai đoạn 1 công suất 39,95 MW.

Tỉnh Ninh Thuận cũng cấp quyết định chủ trương đầu tư các dự ánđiện mặt trời với tổng công suất 1.816,8 MW, tổng vốn đăng ký 45.717,8 tỷ đồng.

Hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2023, trong đó chấp thuận chủ trương phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Tính đến ngày 30/6/2019 có 15 dự án, tổng quy mô công suất 1.063 MW đã chính thức đưa vào vận hành thương mại (COD). Tuy nhiên, việc giải phóng công suất cho 15 dự án đang gặp rất nhiều khó khăn; theo báo cáo các chủ đầu tư có đến 9/15 dự án phải thực hiện giảm phát 20-60% công suất (tùy theo thời điểm).

Dự kiến đến cuối năm 2019 tiếp tục có 5 dự án điện mặt trời công suất 190 MW đưa vào vận hành thương mại gồm: Nhà máy điện mặt trời Hacom Solar (40 MW), nhà máy điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao Sinenergy Ninh Thuận 1 (40 MW), nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn (50 MW), nhà máy điện mặt trời SP Infra 1 (40 MW), nhà máy điện mặt trời Bầu Zôn (20 MW) và 11 dự án còn lại (công suất 564 MW) sẽ đưa vào vận hànhtrong năm 2020.

>> Ninh Thuận được hưởng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...