Nợ xấu gộp có thể tăng lên 6% vào cuối năm 2020

Theo nhận định của TS.Cấn Văn Lực và nhóm tác giả tại Viện Nghiên cứu & Đào tạo BIDV, dự đoán nợ xấu nội bảng sẽ tăng nhanh có thể lên đến 4% và nợ xấu gộp là 6%.
Nợ xấu gộp có thể tăng lên 6% vào cuối năm 2020

Theo Báo cáo cập nhật đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với các ngành kinh tế Việt Nam của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV vừa công bố ngày 24/7, sau 6 tháng năm 2020, có thể thấy ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế - xã hội Việt Nam đã rất rõ nét, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các dự báo trước đây.

Dự kiến tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam từ 1,5% (kịch bản tiêu cực) đến 3% (kịch bản cơ sở) và có thể đạt khoảng 4% (kịch bản tích cực nhất), thấp hơn nhiều so với các mức lần lượt 4,81%, 5,4% và 4,07% đưa ra hồi tháng 4.

Nhóm tác giả cũng đánh giá, trong số 15 ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp và cũng là các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam thì kinh doanh bất động sản, bán lẻ, vận tải, du lịch, dầu khí... là những ngành bị ảnh hưởng lớn nhất.

Riêng lĩnh vực tài chính-ngân hàng và bảo hiểm, trong 6 tháng qua các tác động mới chỉ ở mức vừa phải, duy trì được mức tăng trưởng trong 6 tháng là 6,78% (quý 1 tăng 7,4%). Tuy nhiên nhóm tác giả lưu ý rằng tác động của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động tài chính - ngân hàng thường có độ trễ (khách hàng - người gửi tiền, vay vốn, dùng dịch vụ khi khó khăn, bắt đầu giảm sử dụng các dịch vụ sau một thời gian chống chọi với khó khăn; hấp thụ vốn kém và nợ xấu có nguy cơ tăng mạnh).

Nhận định về tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm, báo cáo của nhóm tác giả cho rằng sẽ tăng khoảng 8-10%, nợ xấu nội bảng tăng nhanh, có thể đến 4% và nợ xấu gộp dự báo lên đến khoảng 6% cuối năm 2020, và còn cao trong năm 2021 khi Thông tư 01 hết hiệu lực và phải chuyển nhóm nợ xấu. 

Xem thêm

Còn quá sớm để đánh giá nợ xấu phát sinh do Covid-19?

Còn quá sớm để đánh giá nợ xấu phát sinh do Covid-19?

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta Việt Nam, thời điểm hiện tại có lẽ là qúa sớm để đánh giá nợ xấu phát sinh do Covid-19 vì vẫn chưa có số liệu thông tin cụ thể về “sức chịu đựng” của các doanh nghiệp có vay nợ hiện tại.
Nợ xấu cho vay theo Nghị định 67 tăng vọt

Nợ xấu cho vay theo Nghị định 67 tăng vọt

Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, nợ xấu cho vay chương trình hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67 đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt tăng mạnh từ cuối năm 2018 đến nay đã lên tới 35,2%.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...