Còn quá sớm để đánh giá nợ xấu phát sinh do Covid-19?

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta Việt Nam, thời điểm hiện tại có lẽ là qúa sớm để đánh giá nợ xấu phát sinh do Covid-19 vì vẫn chưa có số liệu thông tin cụ thể về “sức chịu đựng” của các doanh nghiệp có vay nợ hiện tại.
Còn quá sớm để đánh giá nợ xấu phát sinh do Covid-19?

Các biện pháp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hỗ trợ như gói tín dụng, giãn thời gian trả nợ, cấu trúc lại nhóm nợ cho các doanh nghiệp ảnh hưởng sẽ làm giảm một phần nợ xấu phát sinh do dịch Covid-19.

Đặc biệt, việc này có thể gây sai lệch trong việc đánh giá chất lượng tài sản - nợ xấu các ngân hàng Việt Nam. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Moody’s, S&P có thể nhìn nhận như là điểm trừ trong mức xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng Việt Nam và làm tăng chi phí huy động vốn các ngân hàng này. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 là vấn đề toàn cầu nên điểm trừ này nếu có thì chỉ có thể ở mức “cảnh báo” chứ khó bị hạ mức tín nhiệm.

Tuy có nhiều ý kiến khác nhau, đa số các công ty chứng khoán đều cho rằng, dịch cúm và các gói hỗ trợ doanh nghiệp chỉ có tác động đến các ngân hàng trong ngắn hạn đến khi dịch bệnh được kiểm soát. Sau đó, kinh tế sẽ hồi phục và các bên đều cho rằng triển vọng năm 2020 của ngành ngân hàng, nhìn chung là tích cực.

Nếu dịch bệnh không leo thang mà vẫn trong tầm kiểm soát, thì lợi nhuận của các ngân hàng năm nay sẽ ít bị ảnh hưởng. Lý do là những năm gần đây, các ngân hàng đã chuyển dịch mạnh mẽ từ bán buôn sang bán lẻ, giảm phụ thuộc vào tín dụng, tăng thu ngoài lãi. Việc chuyển hướng này đã giúp ngành ngân hàng đối phó tốt hơn với các biến động của nền kinh tế.

Kết quả cuộc điều tra về xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng vừa được Vụ Dự báo, Thống kê thuộc NHNN công bố cho thấy, có 98% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2020 tăng trưởng dương so với năm 2019, 2% tổ chức tín dụng kỳ vọng không đổi. Lợi nhuận toàn hệ thống kỳ vọng tăng trưởng bình quân 16,92% trong năm 2020, thấp hơn so với con số của năm 2019 là 20,13%.

Bên cạnh đó, Moody’s cũng đánh giá lợi nhuận của các ngân hàng sẽ nới rộng khoảng cách giữa các ngân hàng đã áp dụng Basel II mới và những ngân hàng còn lại. Hiện tại, đã có 18 ngân hàng được công nhận đạt chuẩn Basel II, trong đó với tiềm năng được cấp room tín dụng tốt hơn, các ngân hàng Vietcombank, BIDV, MB, ACB, TPBank cùng với tình hình kiểm soát nợ xấu tốt được đánh giá có kết quả khả quan hơn.

Xem thêm

Khi nợ xấu thách thức ngân hàng!

Khi nợ xấu thách thức ngân hàng!

Nổi bật trong báo cáo tài chính của các ngân hàng trong năm 2019 bên cạnh khối lợi nhuận nghìn tỷ là xu hướng gia tăng trở lại của nợ xấu. Ngoài ra, thách thức chung của các ngân hàng trong năm 2020 cũng đến từ room tín dụng eo hẹp.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...