“Nóng” phân tranh quyền lực tại Eximbank

Nếu theo đúng dự kiến thì đến tận ngày 26/4 ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của Eximbank mới được tổ chức nhưng chiếc “ghế nóng” Chủ tịch HĐQT đang gây ra những tranh cãi về giá trị pháp lý những Nghị quyế
“Nóng” phân tranh quyền lực tại Eximbank

Mới đây, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) đã công bố Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQQ-HĐQT ngày 22/3/2019 về việc thay đổi nhân sự thành viên HĐQT.

Theo đó, HĐQT đã thông qua bãi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Lê Minh Quốc kể từ ngày 22/3/2019. Ông Quốc có trách nhiệm bàn giao đầy đủ công việc, tài liệu và các vấn đề có liên quan của HĐQT cho Chủ tịch HĐQT mới, hoàn tất trong vòng 5 ngày kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực.

Đồng thời, Eximbank đã bầu bà Lương Thị Cẩm Tú giữ chức Chủ tịch HĐQT thay cho ông Quốc kể từ ngày 22/3/2019. Nghị quyết số 112 của HĐQT Eximbank được kí bởi Tân chủ tịch Lương Thị Cẩm Tú.

Động thái thay đổi Chủ tịch HĐQT Eximbank diễn ra ngay trước thềm Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 26/4/2019 tới.

Trước quyết định bất ngờ bị phế truất khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT ông Lê Minh Quốc đã có “tâm thư” gửi báo chí cho rằng, phiên họp ngày 22/3/2019 của nhóm thành viên HĐQT Eximbank không có giá trị pháp lý, những nghị quyết của nhóm thành viên HĐQT Eximbank ban hành tại phiên họp ngày 22/3/2019 không có hiệu lực pháp luật.

Cũng theo ông Quốc, ngày 11/3/2019, ông đã có "Đơn xin cứu xét" gửi lên NHNN để phản ánh tình hình bất ổn trong thành viên HĐQT Eximbank và các sau phạm của nhóm thành viên HĐQT, nhằm xin can thiệp “khẩn cấp và triệt để nhằm bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, giúp ổn định hoạt động của Eximbank nói riêng và đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia nói chung.

Ngày 19/3, ông Quốc nhận được email từ văn phòng HĐQT đính kèm tài liệu thư triệu tập phiên họp HĐQT ngày 22/3 (Thư triệu tập đề ngày 15/3/2019 và do 5 thành viên HĐQT ký tên). Cùng ngày, ông Quốc nhận được văn bản của Chánh Thanh tra, Giám sát ngân hàng đã yêu cầu Chủ tịch HĐQT, HĐQT Eximbank gửi toàn bộ hồ sơ tài liệu (liên quan đến nội dung của Đơn cứu xét của ông Quốc) về Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng để được xem xét và giải quyết.

Đồng thời, ngày 20/3/2019, ông Quốc đã có văn bản yêu cầu không thực hiện cuộc họp HĐQT vào ngày 22/3/2019 do nhóm 5 thành viên HĐQT triệu tập. Nhưng cuộc họp này vẫn diễn ra, thông qua việc bãi nhiệm ông và bầu bà Tú đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT.

Trước những thông tin ồn ào liên quan đến “ghế nóng”, Eximbank đã có thông báo phát đi vào tối muộn ngày 25/3 trong đó có ghi rõ "Để đi đến quyết định bổ nhiệm nhân sự quan trọng này, ngân hàng đã thực hiện quá trình đánh giá, sàng lọc các ứng viên một cách công khai, chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở tuân thủ tuyệt đối hệ thống quy phạm pháp luật có liên quan đến việc bổ nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng quản trị".

Eximbank khẳng định, việc HĐQT Eximbank đã có văn bản báo cáo cơ quan chức năng, Ngân hàng Nhà nước và thực hiện việc công bố thông tin theo đúng quy định của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước về việc bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới.

Trong thời gian qua, vấn đề nhân sự luôn là điểm nóng của Eximbank, đặc biệt là vấn đề của các nhóm cổ đông tại ngân hàng. Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều thông tin không chính thống, mang tính suy diễn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín, thương hiệu của Eximbank.

Không rõ thực hư câu chuyện ra sao nhưng với những tình tiết đang diễn ra, dự kiện ĐHĐCĐ tới đây của Eximbank sẽ không thể yên bình.

Còn nhớ, tại ĐHĐCĐ của Eximbank ngày 16/12/2015, việc ông Lê Minh Quốc được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT EximBank nhiệm kỳ 2015-2020 trong bối cảnh trì hoãn cuộc họp nhiều lần và xảy ra tranh cãi gay gắt giữa các nhóm cổ đông “lạ”.

Ông Lê Minh Quốc được cho là ứng viên do nhóm cổ đông sở hữu 11,28% cổ phần Eximbank đề cử chạy đua vào HĐQT, trong đó có 8,19% cổ phần EIB thuộc sở hữu của Vietcombank – nơi ông Quốc từng làm giám đốc chi nhánh Biên Hoà.

Đáng chú ý, tại thời điểm “đến và đi” của ông Quốc đều gây “ồn ào” dư luận. Tương tự, việc bà Lương Thị Cẩm Tú (nguyên Tổng giám đốc Nam A Bank) bất ngờ được bầu vào Thành viên HĐQT Eximbank, gây xôn xao giới ngân hàng.

Bất ngờ nối tiếp bất ngờ khi bà Tú được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank ngay trước thềm ĐHĐCĐ cũng đang gây tranh cãi gay gắt. Đặc biệt, theo “tâm thư” của ông Quốc, từ khi bà Tú tham gia vào HĐQT Eximbank thì công tác điều hành hoạt động của HĐQT gặp nhiều trở ngại.

 >> Bà Lương Thị Cẩm Tú trở thành tân Chủ tịch HĐQT Eximbank

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...