Nữ doanh nhân chính là những người tiên phong trong hội nhập

Là một trong những người rất nỗ lực hướng đến thúc đẩy nữ doanh nhân phát triển và khẳng định mình, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã và đang tích cực hỗ tr
Nữ doanh nhân chính là những người tiên phong trong hội nhập

Hiện nay, ở Việt Nam, cứ 04 doanh nghiệp hoạt động trên thị trường thì có 01 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Phải nói rằng, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ngày càng hiện diện đa dạng và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam từ sản xuất, nông nghiệp đến tài chính - ngân hàng…

Trong các tập đoàn xuyên quốc gia, các công ty lớn của Việt Nam được thế giới ghi danh đều có sự hiện diện của nữ doanh nhân. Đơn cử, trong hai tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được Tạp chí Forbes công bố cũng có sự xuất hiện của nữ doanh nhân.

Các doanh nghiệp do phụ nữ thường có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hay dịch vụ. Có nhiều doanh nghiệp đã tiến đến phát triển tại các vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc.

Vì hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực đó nên các doanh nghiệp này sử dụng nhiều lao động nhất. Họ cũng tích cực hướng đến các đối tượng lao động là nữ giới. Đây là yếu tố khẳng định, sự hiện diện của nữ doanh nhân trong xã hội không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy quá trình xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới và hướng đến giải quyết những vấn đề xã hội.

Trong những năm qua, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã chứng minh được sự bền vững khi vẫn hoạt động bền bỉ và trụ vững rất tốt trong nền kinh tế. Thậm chí, trong quá trình hội nhập toàn cầu, doanh nhân nữ lại chính là những người tiên phong. Họ được nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài đánh giá cao.

Chủ trương của Đảng về việc phát triển các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã đưa ra hệ thống các khuôn khổ pháp lý cùng nhiều chính sách hỗ trợ. Mới đây, Luật hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã đề cập đến tiêu chí về các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đồng thời đưa ra các chính sách ưu tiên, hỗ trợ khối doanh nghiệp này.

Trong Chương trình quốc gia của Việt Nam về bình đẳng giới cũng đặt mục tiêu, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 1/3 số doanh nghiệp tương đương tỷ lệ 35% cho phụ nữ làm chủ. Điều này đã phản ánh, khối doanh nghiệp này thực sự là một lực lượng quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam.

Về phía VCCI, một trong những mục tiêu được ưu tiên trong suốt thời gian qua chính là thúc đẩy mạng lưới phát triển doanh nghiệp nữ trên toàn đất nước và vươn đến phạm vi quốc tế. Chúng tôi đã từng sáng lập ra mạng lưới doanh nhân nữ khu vực ASEAN. Trong khuôn khổ của hội nghị doanh nghiệp nữ được tổ chức tại APEC, chúng tôi tiếp tục đề xuất sáng kiến thành lập mạng lưới doanh nhân nữ APEC và hy vọng mạng lưới này sẽ kết nối mạnh mẽ cộng đồng doanh nhân nữ trong APEC để thúc đẩy sự nghiệp kinh doanh của họ.

Tôi cũng hy vọng rằng, Diễn đàn doanh nhân nữ lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam năm nay – năm 2017 sẽ trở thành diễn đàn thường niên trong chuỗi các sự kiện cấp cao APEC được tổ chức hàng năm.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...