Ocean Bank bị mua 0 đồng: Hà Văn Thắm mong NHNN xem xét lại

Mặc dù tại thời điểm 31/03, kết luận thanh tra là như vậy nhưng tại thời điểm 13/10 đó, đã có 8.000 tỷ đồng thu hồi được. Bị cáo có xin NHNN cho 6 tháng, Ocean Bank (OJB) đảm bảo thu hồi được nợ và đư
Ocean Bank bị mua 0 đồng: Hà Văn Thắm mong NHNN xem xét lại

Nguyễn Xuân Sơn đại diện vốn cho Hà Văn Thắm chứ không phải PVN

Trước khi phiên tòa chiều 6/9 bước vào phần giải lao 10 phút, bị cáo Hà Văn Thắm đã xin Tòa “nửa phút” để nói về vai trò đại diện vốn của ông Sơn, khi tham gia HĐQT.

Theo bị cáo Thắm, đây là “một tình tiết khá quan trọng mà bị cáo xin được báo cáo”.

Trước đó, trong phiên sáng, Luật sư đã thắc mắc rằng, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp cũng như Điều lệ OJB, thì ông Sơn không đại diện phần vốn góp của PVN thì tại sao lại được tham gia HĐQT OJB (?).

“Anh Sơn thực ra là đại diện vốn góp trong phần 62,9% của bị cáo. Cho nên là quy kết về hành vi có lợi/hại cho các cổ đông nếu có, thì để được làm việc đó thì chỉ có lợi/hại cho bị cáo, chứ không phải PVN”, Hà Văn Thắm cho biết .

Hà Văn Thắm khẳng định, tư cách tham gia Hội đồng quản trị OJB của ông Nguyễn Xuân Sơn, được Đại hội đồng cổ đông bầu. Ông Sơn được giới thiệu tham gia HĐQT bởi các cổ đông trong nhóm sở hữu 62,9% cổ phần OJB của Hà Văn Thắm.

Hà Văn Thắm nhắc lại xác nhận trước đó của PVN về việc ông Nguyễn Xuân Sơn không đại diện vốn cho PVN tại OJB (dù từng được giới thiệu). Người đại diện phần vốn góp của PVN tại Ocean Bank là ông Nguyễn Ngọc Sự và bà Nguyễn Thị Thanh Hương.

Khi được hỏi rằng, bị cáo thực chất sở hữu bao nhiêu cổ phần OJB, Hà Văn Thắm cho biết, khối lượng cổ phần mà Thắm sở hữu tại OJB thực tế lớn hơn con số 62,97%. 62,97% chỉ là khối lượng thống kê được với đủ chứng từ để chứng minh là thuộc sở hữu của Thắm.

Theo Hà Văn Thắm, trên thực tế còn 1 số cổ đông nhỏ được bị cáo này cho vay tiền để sở hữu cổ phần OJB. “Phần này khoảng 10% nữa. Nên thực tế, bị cáo sở hữu khoảng 73%, 74% OJB”.

Trên tư cách là cổ đông chi phối vốn ở OJB, Hà Văn Thắm một lần nữa bác bỏ cáo buộc gây thiệt hại 1.576 tỷ đồng, do chủ trương chi lãi ngoài.

Bị cáo Thắm tái khẳng định rằng, việc chi lãi ngoài không gây thiệt hại cho OJB cũng như các cổ đông (gồm cả Thắm và PVN). Thắm lập luận, hoạt động này nó giống với việc mua một hàng hóa với giá cao nhưng lại bán ra với giá cao hơn. Có nghĩa, ngân hàng được có lãi, chứ không thiệt hại.

NHNN mua Ocean Bank với giá 0 đồng, Hà Văn Thắm nghĩ gì?

Hà Văn Thắm cho biết, sau khi bị bắt hơn một năm, Thắm mới biết Ocean Bank bị NHNN mua lại với giá 0 đồng. “Tại thời điểm khoảng tháng 4 , tháng 5/2016, bị cáo mới được biết không chính thức khi làm việc với cán bộ điều tra”.

“Sau khi biết thông tin đó thì với tư cách một chủ sở hữu của OJB thì anh có suy nghĩ gì không?”, Luật sư hỏi.

“Bị cáo rất mong HĐXX và NHNN xem xét lại việc này”, bị cáo Thắm đáp.

Hà Văn Thắm cho biết rằng, sau kết luận thanh tra của NHNN, ông từng soạn một đơn giải trình vào ngày 13/10/2014 (do Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh Thu ký tên) trình bày rõ rằng, “mặc dù tại thời điểm 31/03, kết luận thanh tra là như vậy nhưng tại thời điểm 13/10 đó, đã có 8.000 tỷ đồng thu hồi được. Bị cáo có xin NHNN cho 6 tháng, OJB đảm bảo thu hồi được nợ và đưa các chỉ số về đúng theo yêu cầu của NHNN”.

Cựu Chủ tịch OJB dẫn lại trình bày trước đây rằng, thực tế đã từng có đối tác đồng ý mua lại phần vốn góp 20% của PVN tại Ocean Bank, với giá 800 tỷ đồng. “Có một khách hàng mong muốn được được mua với giá họ đề nghị lúc đó là 800 tỷ đồng. Họ đã gửi đề nghị cho PVN. Tổng giám đốc PVN đã tiếp nhận công văn đó và có báo cáo Thủ tướng”.

“Bị cáo được biết Thủ tướng đã trả lời đồng ý việc bán đó và yêu cầu PVN thực hiện việc bán đó theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể là chào giá cạnh tranh. Nhưng sau đó một thời gian, Thủ tướng có văn bản hủy ý kiến trả lời đó”, bị cáo Thắm nói.

“Thế bị cáo có ý kiến hay đề nghị gì không”, Luật sư hỏi.

“Dạ thưa, bị cáo không phải người bán cổ phần (PVN), cũng không phải người báo cáo Thủ tướng nên đương nhiên bị cáo không được quyền ý kiến gì. Chỉ biết như vậy thôi. Bị cáo chỉ là người hợp tác với đơn vị quan tâm mua cổ phần nên bị cáo chỉ đưa cáo số liệu thanh tra, đưa các số liệu báo cáo của ngân hàng để cho họ làm due diligence”, Thắm đáp.

Bị cáo Thắm cho biết trong giai đoạn từ năm 2010 đến khi Thắm bị bắt (năm 2014), NHNN có hai đợt thực hiện thanh tra toàn diện Ocean Bank, vào các năm 2012 và năm 2014. Ngoài ra, việc giám sát thường xuyên, hàng ngày là quyền của NHNN. Cuối giờ hằng ngày, thông qua hệ thống ngân hàng điện tử, NHNN có quyền yêu cầu OJB gửi báo cáo hoạt động để NHNN thực hiện giám sát từ xa.

“Đến khi bị cáo bị bắt thì NHNN không có bất kỳ cảnh báo, nhắc nhở nào liên quan đến việc chi lãi suất vượt trần”, Hà Văn Thắm khẳng định. Theo Thắm, việc chi lãi suất ngoài là một cấu thành của giao dịch huy động vốn.

Theo Viettimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...