Omicron ‘"tàng hình" - biến thể BA.2 gây bùng phát dịch ở Trung Quốc

Khi Trung Quốc đại lục đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2020, các chính quyền địa phương tin rằng biến thể omicron BA.2 mới chính là nguyên nhân.
Omicron ‘"tàng hình" - biến thể BA.2 gây bùng phát dịch ở Trung Quốc

BA.2 là biến thể phụ của chủng Covid-19 Omicron, mà nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng nó thậm chí còn dễ lây truyền hơn so với biến thể omicron ban đầu - nhưng không nhất thiết gây ra tình trạng bệnh nặng hơn.

Trung Quốc đại lục đã báo cáo hơn 1.000 trường hợp mới được xác nhận mỗi ngày kể từ ngày 12/3, với con số giữ trên 2.000 trong ba ngày qua, chưa bao gồm số trường hợp không có triệu chứng, có thể nhiều hơn nữa so với số trường hợp được xác nhận hàng ngày.

Từ tỉnh Jilin phía bắc - nơi chiếm hơn một nửa số ca mới hàng ngày - đến các trung tâm công nghiệp như Đường Sơn và Thâm Quyến, chính quyền địa phương đã đổ lỗi cho omicron BA.2 là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát mới nhất.

“Omicron BA.2 đã gây ra đợt bùng phát này, lây lan nhanh hơn hẳn các chủng virus trước đó”, tỉnh Phúc Kiến cho biết trong một tuyên bố trực tuyến, theo bản dịch của CNBC từ văn bản tiếng Trung.

Chính quyền Phúc Kiến nhận định biến thể phụ này cũng “lén lút” hơn và khó tìm thấy hơn, nhưng các trường hợp nhiễm bệnh chủ yếu là các trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Các nhà khoa học cũng đã mô tả BA.2 là một biến thể "tàng hình" vì nó chứa các đột biến có thể khiến việc phân biệt chúng bằng các xét nghiệm PCR trở nên khó hơn.

Đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách “zero Covid” nghiêm ngặt, sử dụng các biện pháp lockdown toàn khu vực và giãn cách xã hội. Các tỉnh hoặc thành phố khác nhau có thể áp đặt các biện pháp kiểm dịch hoặc hạn chế đi lại đối với những người đến từ các khu vực khác, hoặc ít nhất là yêu cầu các xét nghiệm hợp lệ, gây thêm trở ngại cho du lịch thương mại và hoạt động sản xuất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...