Ông Nguyễn Bích Lâm: 'GDP 2017 tăng 6,81% là con số tính toán hoàn toàn tin cậy'

Tổng cục Thống kê đã có các cuộc điều tra liên quan, cũng như được kiểm chứng ở nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác với các số liệu thống kê đầy đủ, chi tiết và tính toán theo cách tính khoa học của thế g
Ông Nguyễn Bích Lâm: 'GDP 2017 tăng 6,81% là con số tính toán hoàn toàn tin cậy'

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố chiều ngày 27/12, GDP quý I tăng 5,15%, quý 2 tăng 6,28%, quý 3 tăng 7,46% và quý 4 tăng 7,65%. Tính chung GDP cả năm 2017 tăng 6,81% so với năm 2016.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định: "Đây là con số tính toán hoàn toàn tin cậy bởi Tổng cục Thống kê đã có các cuộc điều tra liên quan, cũng như được kiểm chứng ở nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác với các số liệu thống kê đầy đủ, chi tiết và tính toán theo cách tính khoa học của thế giới.".

Lý giải về sự tăng trưởng cao và bất ngờ này, ông Dương Mạnh Hùng, Phó vụ trưởng Tài khoản quốc gia cho biết, GDP 2017 tăng cao kỷ lục bởi rất nhiều lý do. Trong đó, có thể kể đến một vài điểm sáng như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp khiến xuất khẩu nông sản, thủy sản tăng cao.

Đặc biệt là khu vực công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh mẽ ở ngành chế biến, chế tạo. Giá trị ngành sản xuất chế biến, chế tạo tăng cao tới 14,5% làm cho ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh, tới 9,4%. Xuất khẩu của ngành chế biến, chế tạo cũng tăng rất cao”, ông Hùng cho hay.

Cũng theo ông Hùng, sản xuất công nghiệp có sự bứt phá nhanh vào những tháng cuối năm. Trong khi chỉ số công nghiệp 6 tháng đầu năm chỉ tăng có 6,1%, quý I tăng thấp, chỉ 4%, nhưng tăng nhanh vào các tháng cuối năm, quý III tăng 9,7% và quý IV tăng đột biến lên 14,4%.

Khu vực dịch vụ vẫn duy trì mức tăng trưởng cao hơn năm 2016. Đóng góp của khu vực này chủ yếu ở các ngành hoạt động bằng ngân sách Nhà nước. Mức tăng trưởng ổn định do có chính sách tăng lương, tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục.

Cùng với đó là việc gia tăng lượng khách du lịch quốc tế. Năm ngoái, Việt Nam lần đầu tiên cán mốc 10 triệu khách du lịch quốc tế, thì năm nay đã đón tới 12,9 triệu khách.

“Đóng góp trực tiếp của ngành du lịch tuy là nhỏ nhưng sức lan tỏa của nó tới các ngành khác như thương mại, vận tải, nhà hàng, khách sạn,ngân hàng, vui chơi giải trí là rất lớn", ông Hùng cho hay.

Lý giải thêm về con số tăng trưởng kinh tế, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho rằng, nếu như quý I/2017, mức tăng chỉ 5,15%, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, Chính phủ, Quốc hội đã phải dành thời gian để bàn vấn đề có nên hay không nên điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay. Nhiều tổ chức nghiên cứu kinh tế cũng đã không ngần ngại cảnh báo viễn cảnh GDP năm nay khó đạt mục tiêu tăng trưởng thì đến quý IV, kết quả đạt được lại vượt xa mọi dự báo kinh tế.

Ông Lâm đã khẳng định, đây là thành tựu của quá trình tái cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, hiệu quả, cải thiện môi trường kinh doanh và phát huy tích cực vai trò Nhà nước kiến tạo.

Tổng cục trưởng dẫn chứng như việc Chính phủ đã đàm phán xuất khẩu được trái cây ra nước ngoài. Nếu năm 2016, chúng ta còn lo lắng việc được mùa mất giá khi mở rộng diện tích trồng thanh long thì giờ đây, Việt Nam đã có thị trường xuất khẩu ổn định ra nước ngoài với giá trị nông sản cao.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 cũng đạt kỷ lục, vượt mốc 400 tỷ USD. Trong 5 tháng liên tiếp, xuất khẩu của Việt Nam đều đạt trên 19 tỷ USD, đây là mức mà chưa năm nào đạt được.

"Mặc dù nền kinh tế còn phụ thuộc lớn vào nguyên vật liệu của nước ngoài, do nhập hơn 91% là tư liệu sản xuất, song, Việt Nam vẫn xuất siêu (2,1 tỷ USD) nhờ đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Đây là kỳ tích của thương mại Việt Nam", ông Lâm nhận định.

Theo The Leader

Trước đó, TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, chỉ số tăng trưởng kinh tế quý III rất khó hiểu và khó lường. Chỉ số tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục 7,46% trong quý III/2017 rất khó hiểu và khó lường, cần tiếp tục theo dõi những diễn biến tiếp theo trước khi đưa ra kết luận về nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…