Ông Nguyễn Đức Hưởng bác bỏ tin đồn bán tháo cổ phiếu LienvietPostBank

Đại hội cổ đông thường niên chiều 28/3 đã thông qua việc từ nhiệm của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Hưởng, bầu tân chủ tịch mới là ông Nguyễn Đình Thắng. Năm nay, ngân hàng dự kiến sẽ phát hành 286,87 triệ
Ông Nguyễn Đức Hưởng bác bỏ tin đồn bán tháo cổ phiếu LienvietPostBank

Ông Nguyễn Đức Hưởng nói lời chia tay cổ đông LienvietPostBank sau 10 năm gắn bó

ĐHCĐ cổ đông năm nay, Hội đồng quản trị đã trình cổ đông xem xét thông qua 17 tờ trình với nhiều nội dung quan trọng, gồm bầu lại các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kì 2018-2023, phương án tăng vốn điều lệ năm 2018, định hướng kinh doanh 2018...

Vấn đề bầu nhân sự HĐQT, trong đó, bầu Chủ tịch mới thay cho ông Nguyễn Đức Hưởng xin từ nhiệm vì lý do sức khoẻ cá nhân. Dù đang trong quá trình chữa bệnh, ông Nguyễn Đức Hưởng vẫn xuất hiện tại ĐHCĐ chiều 28/3. Chia sẻ với cổ đông, ông Hưởng cho biết đã phát hiện ra bệnh từ 5,6 tháng trước, nhưng dù sức khoẻ không tốt, phải cấp cứu ở bệnh viện nhưng ngày LienvietPostBank lên sàn, ông vẫn cố gắng đến đánh cồng chào mừng cổ phiếu LPB lên sàn.

Ông Nguyễn Đức Hưởng gửi lời cảm ơn đến các cổ đông đã dành tình cảm cho LPB trong 10 năm qua và ghi nhận những thay đổi tích cực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù hệ thống ngân hàng trải qua khó khăn nhưng LienvietPostBank vẫn đạt tăng trưởng như kế hoạch. Nhất là LienvietPostBank được thành lập vào đúng lúc cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, nhưng ban lãnh đạo đã nỗ lực hết sức, vừa làm vừa hoàn thiện dần cơ chế.

Còn ở giai đoạn này, khi ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất định thì “LienvietPostBank phải thay đổi lại cách làm, phải xếp hàng ngay ngắn mới chạy, nếu cần phải "lùi một bước tiến ba bước", ông Hưởng chia sẻ.

Trong 10 năm qua, tổng tài sản của LienVietPostBank đến cuối năm 2017 đã vượt mốc 163.000 tỷ đồng, tăng 15,2% so với 2016 và tăng gấp 22 lần so với năm đầu thành lập (2008). Nhờ đó đưa ngân hàng tiến gần hơn vào Top 10 Ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất.

Lần đầu tiên lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 1.768 tỷ đồng, tăng 31% so với năm trước và tăng gấp gần 4 lần so với năm 2008 – mức cao nhất trong 10 năm hoạt động LienVietPostBank (từ 2008 đến 2017).  Năm 2018, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 1.800 tỷ đồng.

Tỷ lệ cổ tức ngân hàng trả cho cổ đông trong 10 năm qua đạt 104,5% và đây là một mức lợi nhuận không tồi, nhất là giai đoạn 2013-2015, nhiều ngân hàng lớn không được chia cổ tức.

"Tôi không bao giờ rời bỏ Liên Việt", ông Hưởng nói với cổ đông và phủ nhận các nhiều tin đồn cho rằng ông rời bỏ ngân hàng và bán sạch cổ phiếu.

Ông Hưởng hiện đang nắm giữ hơn 32 triệu cổ phần, tương ứng 4,95% vốn điều lệ. Gần đây, con trai ông Hưởng là ông Nguyễn Hoàng Duy cũng vừa mua thêm 1,6 triệu cổ phần LienvietPostBank vào ngày 26/3 để đầu tư cá nhân. Sau giao dịch thành công, ông Duy sẽ nâng sở hữu từ 2,3 triệu cổ phiếu LPB lên 4 triệu cổ phần, chiếm 0,61% vốn điều lệ ngân hàng.

Do đó, ông Hưởng khuyên cổ đông nên mua vào cổ phiếu LPB vì tiềm năng, sự phát triển lâu dài của nhà băng này. Nhiều cổ đông ngoại cũng muốn mua LPB với giá 3 chấm. Bản thân ông Hưởng cũng sẽ mua cổ phiếu LPB nếu giá xuống thấp…

ĐHCĐ thường niên 2018 đã tiến hành bầu lại 8 thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới, ông Nguyễn Đình Thắng, ông Phạm Doãn Sơn, ông Nguyễn Đức Cử, ông Huỳnh Ngọc Huy, ông Lê Hồng Phong, bà Chu Thị Lan Hương, ông Dương Công Toàn, bà Dương Hoài Liên. 

Sau đó, HĐQT đã thống nhất bầu Chủ tịch HĐQT mới là ông Nguyễn Đình Thắng, là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ vừa qua. Ông Thắng cũng mới được bổ nhiệm vị trí này từ ĐHĐCĐ bất thường năm 2017 lần thứ 2 (ngày 12/5/2017).

Tân Chủ tịch HĐQT ngân hàng ông Nguyễn Đình Thắng

Vị tân Chủ tịch của Liên Việt sinh năm 1957, quê ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa và hiện sống tại Tp.HCM. Năm 1979, ông Thắng tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, ngành Xử lý thông tin kinh tế bằng máy tính điện tử trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngay sau khi tốt nghiệp, ông Thắng được giữ làm giảng viên Đại học Kinh tế Kế hoạch.

Năm 2008, ông Nguyễn Đình Thắng chính thức bước chân vào ngành tài chính ngân hàng khi được bầu làm thành viên HĐQT của Ngân hàng TMCP Liên Việt.

ĐHCĐ thường niên 2018 đã thông qua kế hoạch phát hành 286,87 triệu cổ phiếu tăng vốn từ gần 7.500 tỷ lên 10.368 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng sẽ thực hiện 3 đợt phát hành cổ phiếu.

Đợt 1, phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2017 tỷ lệ 5% (trước đó tháng 2/2018 ngân hàng đã trả cổ tức đợt 1 tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu, nên tổng cổ tức năm 2017 là 15% cao hơn ước tính ban đầu là 12%).

Đợt 2, phát hành 200 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán dựa trên giá trị sổ sách, giá thị trường nhưng không thấp hơn mệnh giá và cuối cùng phát hành 5% cổ phiếu đang lưu hành cho cán bộ công nhân viên (ESOP).

Đợt 3 Ngân hàng phát hành cho cán bộ công nhân viên vào đầu năm 2019 với tỷ lệ không vượt quá 5% số cổ phần đang lưu hành.

Ngoài việc tăng vốn, LienVietPostBank cũng đang nghiên cứu phương án kết hợp với tái cơ cấu cổ đông, trong đó tìm kiếm đối tác nước ngoài; hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A); tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo phê duyệt của NHNN.

>> Tổng tài sản của LienVietPostBank vượt mốc 163.000 tỷ đồng, gia nhập CLB lợi nhuận nghìn tỷ

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...