Ông Trần Ngọc Minh giữ chức Tổng Giám đốc Kienlongbank

Ông Trần Ngọc Minh sinh năm 1984, là Thạc sỹ kinh tế Học viện Ngân hàng và đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Ông Trần Ngọc Minh giữ chức Tổng Giám đốc Kienlongbank

HĐQT ngân hàng Kienlongbank vừa có quyết định bổ nhiệm ông Trần Ngọc Minh giữ chức danh Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của ngân hàng từ ngày 9/12/2021.

Ông Trần Ngọc Minh từng nắm giữ vị trí Phó Giám đốc Kinh doanh Chi nhánh LienVietPostBank, Trưởng Phòng Thẩm định Hội sở LienVietPostBank, Giám đốc Nguồn vốn kiêm Trưởng Ban Tài chính CTCP Tập đoàn Sunshine, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính Công ty TNHH Đầu tư SS). Ông đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Kienlongbank từ ngày 7/1/2021.

Ông giữ chức Quyền Tổng Giám đốc KienlongBank từ ngày 15/10/2021 đến ngày 8/12/2021. Ông là người có vai trò quan trọng trong dự án chuyển đổi số của KienlongBank, được đánh giá là nhân tố sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng trong giai đoạn mới.

Trước khi gia nhập Kienlongbank, ông Trần Ngọc Minh đã đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại các ngân hàng như Phó giám đốc Kinh doanh chi nhánh, Trưởng phòng Thẩm định Hội sở và phụ trách tài chính cho một số tập đoàn lớn dưới các cương vị Giám đốc Nguồn vốn, Trưởng ban Tài chính, Phó tổng giám đốc…

Trước đó, đầu tháng 10/2021, Hội đồng quản trị Kienlongbank đã thông qua đơn từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc của bà Trần Tuấn Anh theo nguyện vọng cá nhân.

Mới đây, HĐQT Kienlongbank cũng cho biết sẽ trình cổ đông chấm dứt việc thay đổi tên viết tắt bằng tiếng Anh của ngân hàng từ Kienlongbank sang KSBank tại ĐHĐCĐ bất thường dự kiến tổ chức ngày 28/12 tới.

Ngày 15/7, Kienlongbank đã có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc đổi tên viết tắt bằng tiếng anh trên giấy phép thành lập và hoạt động.

Tuy nhiên, qua quá trình xem xét, NHNN không chấp thuận đề nghị thay đổi này do ngân hàng chưa đáp ứng đủ các quy định của NHNN.

Trong tháng 10, ngân hàng đã phát hành gần 41,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ phát hành 13%. Qua đó nâng vốn điều lệ từ 3.237 tỷ đồng lên gần 3.653 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Kienlongbank đạt 878 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ năm trước và tương đương 87,8% kế hoạch năm. Hai nguồn thu chính giúp Kienlongbank đạt được kết quả này đến từ hoạt động cho vay và hoạt động dịch vụ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...