Kienlongbank dự kiến trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu

Phương án này đã được ĐHCĐ thường niên năm 2021 của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, UPCoM: KLB) phê duyệt vào cuối tháng 4 vừa qua.
Kienlongbank dự kiến trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu

Kienlongbank dự kiến phát hành hơn 41,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, tương đương tỷ lệ phát hành là 13%.

Tại ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 13 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán.

Tính đến ngày 31/12/2020, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Kienlongbank là hơn 443 tỷ đồng.

Thời gian phát hành dự kiến chậm nhất là ngày 30/9/2021, sau khi được Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Thời gian hoàn thành việc tăng vốn điều lệ dự kiến chậm nhất là ngày 31/10/2021.

Sau phát hành, vốn điều lệ của Kienlongbank sẽ tăng từ hơn 3.236 tỷ đồng lên hơn 3.652 tỷ đồng, tương đương hơn 365 cổ phiếu trong đó có 3,8 triệu cổ phiếu quỹ.

Theo danh sách cổ đông đính kèm nghị quyết thông qua việc thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, tỷ lệ khối ngoại hiện tại là 0,01%, tương đương 36.000 cổ phiếu KLB. Kienlongbank hiện không có cổ đông lớn sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên.

Xem thêm

Cổ đông KienLongBank lại “nhịn” cổ tức

Cổ đông KienLongBank lại “nhịn” cổ tức

Năm 2018, KienLongBank dự kiến không chia cổ tức nhằm giữ lại lợi nhuận bổ sung nguồn vốn tự có, nâng cao năng lực tài chính và tuân thủ giới hạn về an toàn vốn theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…