Ông Võ Kim Cự được phê chuẩn Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Sáng 25.7, ông Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu thay mặt Ủy ban TVQH khóa 13 báo cáo trước Quốc hội kết quả nhân sự Phó chủ nhiệm, ủy viên các Uỷ ban và Hội đồng dân tộc của Quốc hội.
Ông Võ Kim Cự được phê chuẩn Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Sáng 25.7, ông Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu thay mặt Ủy ban TVQH khóa 13 báo cáo trước Quốc hội kết quả nhân sự Phó chủ nhiệm, ủy viên các Uỷ ban và Hội đồng dân tộc của Quốc hội.
Đáng chú ý, trong danh sách các chức danh Phó chủ nhiệm, Ủy viên thường trực và ủy viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban, có ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam - Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng được phê chuẩn làm thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Ông Võ Kim Cự sinh ngày 19.5.1957, quê quán Xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ông Cự tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Tài chính - Kế toán, thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
Nguyên là Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự  được coi là người có trách nhiệm liên quan đến vụ việc Formosa gây bức xúc dư luận thời gian qua.
Theo ông Trần Văn Túy, việc phê chuẩn các chức danh, thành viên Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội nói trên được thực hiện tại phiên họp thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá 14 vào ngày 22.7.2016.
Báo cáo cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cân nhắc kỹ về tiêu chuẩn, điều kiện từng nhân sự cụ thể, trước mắt phê chuẩn 34 Phó chủ tịch, Phó chủ nhiệm và 45 Ủy viên thường trực của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban.
Đối với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban chưa đủ số cấp phó, Ủy viên thường trực, ủy viên khác so với số lượng được phê duyệt, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, trong quá trình hoạt động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét, kiện toàn khi có cán bộ đủ tiêu chuẩn và điều kiện.
Theo Báo Thanh Niên 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...