Phải làm gì nếu phát hiện triệu chứng Covid-19 nhưng xét nghiệm vẫn âm tính?

Nếu đang bối rối về lý do tại sao các xét nghiệm nhanh tại nhà liên tục cho ra các kết quả âm tính, mặc dù gặp phải các triệu chứng Covid-19, thì đừng lo, bạn không phải là người duy nhất.
Phải làm gì nếu phát hiện triệu chứng Covid-19 nhưng xét nghiệm vẫn âm tính?

Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người nhận thấy xét nghiệm Covid-19 nhanh lại cho ra kết quả âm tính ngay cả khi họ có các triệu chứng rõ ràng như sốt, mệt mỏi, đau cơ, mất vị giác và/hoặc khứu giác - và các chuyên gia đang điều tra xem liệu biến chủng BA.5 có phải là nguyên nhân hay không.

Theo Esther Babady, người đứng bộ phận dịch vụ vi sinh lâm sàng tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York, các trường hợp BA.5 và BA.4 sẽ khiến các xét nghiệm kháng nguyên mất nhiều thời gian hơn một chút để lên kết quả dương tính. 

“Khi các loại đột biến này xuất hiện, bằng cách nào đó, nó đã có thể thay đổi cấu trúc của các protein, điều này có thể dẫn đến việc giảm khả năng phát hiện virus khi xét nghiệm kháng nguyên. Cũng có thể là trước đó khi bị nhiễm BA.4 và BA.5, cơ thể chưa có đủ protein SARS-CoV-2 để xét nghiệm dò ra.”

Những điều cần biết

Trong khi các chuyên gia đang tiếp tục làm việc để xác định nguyên nhân chính xác, thì các khả năng khác vẫn còn tồn tại. Theo bà Babady, cũng có thể vấn đề là ở chất lượng của loại xét nghiệm nhanh đó. “Thách thức trong việc cố gắng đưa ra một tuyên bố cho tất cả các xét nghiệm kháng nguyên nhanh chính là việc có quá nhiều nhãn hiệu trên thị trường và chất lượng của chúng không phải là tương đồng.”

Nhưng tại thời điểm này, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm vẫn chưa kết luận rằng xét nghiệm kháng nguyên (test nhanh) không có khả năng phát hiện ra BA.5, và còn quá sớm để đưa ra khẳng định đó, theo ông Mohamed Z. Satti, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và là giảng viên của bộ phận y tế công cộng tại Đại học Bang Michigan (Mỹ). 

Ông Satti tin rằng mọi người vẫn nên sử dụng các xét nghiệm kháng nguyên tại nhà nếu cảm thấy các triệu chứng hoặc đã tiếp xúc với người mắc Covid-19. “Cho đến nay, từ tất cả dữ liệu tôi đang thấy, các xét nghiệm nhanh tại nhà vẫn đang đem lại hiệu quả.”

Theo một nghiên cứu gần đây trên medRxiv, không có sự khác biệt đáng kể giữa độ chính xác của các xét nghiệm kháng nguyên tại nhà đối với biến chủng omicron hay delta. Với suy nghĩ này, ông Satti chỉ ra một nguyên nhân khác có thể xảy ra đối với các kết quả âm tính giả: Đó là vì bạn đang thực hiện sai cách xét nghiệm. 

Những điều cần làm

Ngoài việc xét nghiệm nhanh, hãy cân nhắc thực hiện xét nghiệm PCR nếu có thể. Bà Babady cho biết xét nghiệm PCR luôn nhạy cảm hơn xét nghiệm kháng nguyên và là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn lo lắng về độ chính xác của kết quả xét nghiệm tại nhà.

Theo ông Kevin Dieckhaus, trưởng bộ phận các bệnh truyền nhiễm tại UConn Health, nếu bạn không thể làm xét nghiệm PCR, hãy kiểm tra nhiều lần bằng các xét nghiệm kháng nguyên tại nhà trong khoảng ba ngày, mỗi lần cách nhau 24 giờ, nếu các triệu chứng Covid-19 vẫn xuất hiện. 

Một điều quan trọng nữa là hãy xem xét khả năng bạn có thể chỉ bị cảm lạnh thông thường hoặc đang bị dị ứng thời tiết. Trong những tháng gần đây, các chuyên gia cũng nhận thấy các trường hợp cúm và nhiều loại virus đường hô hấp khác đang trở nên phổ biến khi thời tiết thay đổi. 

Và dù bất kể kết quả xét nghiệm của bạn như thế nào, nếu đang gặp phải các triệu chứng giống như Covid-19, hãy cố gắng tự cách ly nếu có thể và thường xuyên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Ngay cả các triệu chứng nhẹ đối với bạn cũng có thể biến thành các triệu chứng nghiêm trọng đối với người khác, đặc biệt nếu họ có nguy cơ mắc bệnh cao. 

“Chúng ta vẫn đang ở trong thời điểm mà lời giải thích có khả năng nhất cho bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là SARS-CoV-2. Và ngay cả khi đó không phải là Covid-19, bạn cũng không muốn lây một loại virus khác cho mọi người,” bà Babady cho biết. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…