Phải sớm điều chỉnh phí hạ tầng cảng biển Hải Phòng

Theo Công văn số 7287/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về phí sử dụng hạ tầng cảng biển Hải Phòng.
Phải sớm điều chỉnh phí hạ tầng cảng biển Hải Phòng

Theo Công văn số 7287/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 29/10/2022, đối với báo cáo của Bộ Tài chính về phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển tại TP Hải Phòng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính và UBND TP. Hải Phòng tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Công văn số 4732/VPCP-CN ngày 28/7/2022 của Văn phòng Chính phủ, sớm điều chỉnh phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển tại TP. Hải Phòng đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa..

Trước đó, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC), Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA) đã có văn bản gửi UBND TP. Hải Phòng đề nghị không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển với hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa.

Từ năm 2016, Hải Phòng đã có Nghị quyết số148/2016/NQ-HĐND “Quy định về phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng”.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tạm nhập - tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh có sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện tích công cộng trong khu vực cửa khẩu Hải Phòng; các đối tượng mở tờ khai Hải quan tạm nhập hàng hóa tại các tỉnh khác, nhưng làm thủ tục tái xuất tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu, thuộc Cục Hải quan TP. Hải Phòng... sẽ phải nộp các mức phí theo từng loại mặt hàng.

Tuy nhiên, theo đại diện Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, việc Hải Phòng thu phí hạ tầng cảng biển của các phương tiện vận chuyển bằng đường thủy là bất hợp lý. Các doanh nghiệp khi đến cảng đã phải nộp phí cảng, phí vùng nước, các loại phí khi đi trên tuyến luồng sông. Việc thu tiền phí này sẽ làm giá thành vận tải tăng lên, kéo theo tăng giá cả hàng hóa, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh và làm tăng lạm phát.

Nếu TP. Hải Phòng miễn phí sử dụng công trình, kết cấu tạ tầng, công trình dịch vụ trong khu vực cảng biển Hải Phòng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng phương tiện thủy nội địa, chi phí logistics sẽ giảm khoảng 10%.

Cùng đó, hàng hóa từ cảng biển sẽ chuyển từ đường bộ xuống đường thủy nội địa, làm giảm lượng xe ô tô hoạt động trong khu vực, từ đó, giảm chi phí duy tu, bão dưỡng…

Xem thêm

Doanh nghiệp Nhật 'sốc' vì phí cảng biển Hải Phòng

Doanh nghiệp Nhật 'sốc' vì phí cảng biển Hải Phòng

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, khi thành phố Hải Phòng có Nghị quyết thu phí, các doanh nghiệp Nhật đã bị “sốc” vì việc thu phí quá nhanh và quá cao của địa phương này.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...