Phát hiện xử lý hơn 12.400 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Vừa qua, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo thành phố chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố 6
Phát hiện xử lý hơn 12.400 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Báo cáo tại hội nghị, Phó Trưởng Ban chỉ đạo 389/TP, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 14.752 vụ, xử lý 12.410 vụ và khởi tố 62 vụ đối với 70 bị can, thu nộp ngân sách gần 3.140,2 tỷ đồng... liên quan đến buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

Cũng theo đại diện Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội, mặc dù việc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả là trách nhiệm chung của toàn xã hội, thế nhưng sự vào cuộc của các cấp, ngành còn chưa đồng bộ, thiếu chiều sâu, mang nặng tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Không chỉ có vậy, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng, các đơn vị địa phương còn thiếu thống nhất trong quá trình xử lý.

“Đây là một trong những nguyên nhân khiến công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra”, ông Chu Xuân Kiên nêu rõ.

Thực tế chống buôn lậu cho thấy, các đối tượng buôn lậu không chỉ có người Việt Nam, mà còn có sự tham gia của các đối tượng người nước ngoài nên việc xác minh lý lịch đối tượng để xác lập chuyên án đấu tranh gặp nhiều khó khăn.

Hơn nữa, các đối tượng lại thường hoạt động theo đường dây, ổ nhóm, liên tuyến, liên tỉnh, trong khi việc phân quản lý địa bàn, sự phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng trên tuyến còn hạn chế dẫn đến có trường hợp bị lộ thông tin, các đối tượng bỏ trốn, thay đổi lộ trình ảnh hưởng đến công tác khám phá, bắt giữ...

Do vậy, tại hội nghị, đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Hà Nội (PC46) đề xuất lãnh đạo thành phố và Ban chỉ đạo 389, chỉ đạo các lực lượng liên quan tăng cường đấu tranh với loại tội phạm này, trong đó tập trung kiểm soát chặt tại cửa khẩu biên giới, nhà ga... hạn chế tối đa hàng lậu thẩm lậu vào nội địa.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo 389/TP Lê Hồng Sơn yêu cầu, các lực lượng chức năng tập trung kiểm tra các mặt hàng phục vụ nhu cầu nhân dân trong những tháng cuối năm, nhất là dịp Tết Trung thu, Tết dương lịch và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2018, như: Rượu, bia, thuốc lá, pháo nổ, đồ may mặc, da giày, điện tử, điện lạnh, thực phẩm...

Lãnh đạo thành phố cũng nhấn mạnh đến các địa bàn trọng điểm, như: Chợ Đồng Xuân, Ninh Hiệp, chợ Hà Vỹ... các ga Hà Nội, Yên Viên, Gia Lâm, Sân bay quốc tế Nội Bài...

Để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện vi phạm, Phó Chủ tịch Ủy ban thành phố Lê Hồng Sơn đề nghị, các lực lượng chủ động phối hợp, làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình thị trường, lập danh sách đối tượng, cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại, các kho tàng, bến bãi chứa hàng lậu.

Thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường gắn với mục tiêu ổn định, lành mạnh thị trường, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh làm ăn chân chính. Cùng với đó, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy chế phối hợp trong việc kiểm tra, kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm 2018...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…