Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chương trình điện hạt nhân

Để dự án điện hạt nhân tại Việt Nam diễn ra thành công, việc xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có kiến thức chuyên sâu về điện hạt nhân và an toàn bức xạ là yếu tố vô cùng quan trọng...

anh-chup-man-hinh-2025-01-08-luc-63149-ch.png
Nhà máy điện hạt nhân (ảnh minh hoạ)

Cuối tháng 11 vừa qua, Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất chủ trương tái khởi động chương trình điện hạt nhân và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp đủ điện năng cho phát triển đất nước, giảm khí thải nhà kính.

Trao đổi với Thương Gia xung quanh vấn đề này, PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực (EPU) nhận định, đây là chủ trương lớn, hết sức phù hợp với tình hình hiện nay, khi nhu cầu về năng lượng tăng lên rất nhanh trên phạm vi toàn cầu trong đó có Việt Nam, trong khi nguồn năng lượng truyền thống không còn dư địa phát triển.

Theo PGS.TS Đinh Văn Châu, Quyết định số 906/QĐ-TTg, ngày 17/6/2010 về “Phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030”, cả nước có thể có đến 16 nhà máy điện hạt nhân, với tổng công suất 15GW-16GW. Để chuẩn bị nhân lực cho các nhà máy điện hạt nhân, ngày 18/8/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1558/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đến năm 2020” (Đề án 1558).

Theo đề án này, dự kiến đến năm 2020 nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân: Sẽ đào tạo được 2.400 kỹ sư các chuyên ngành điện hạt nhân, 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân; trong đó 200 kỹ sư, 150 thạc sỹ và tiến sỹ được đào tạo tại nước ngoài.

Giai đoạn 2010-2015, Việt Nam đã gửi hơn 400 sinh viên đi đào tạo Liên bang Nga, 32 kỹ sư của EVN đi đào tạo 2 năm Nhật Bản và một số khác đào tạo ngắn hạn tại Hungary để phục vụ cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư dự án đã bị dừng lại vào tháng 11/2016, hầu hết các nhân sự này đã chuyển sang làm việc cho các lĩnh vực khác.

PGS.TS Đinh Văn Châu phân tích, điện hạt nhân là lĩnh vực đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao, yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng từ khâu thiết kế, công nghệ, xây dựng hạ tầng đến vận hành và quản lý pháp quy hạt nhân. Nguồn nhân lực không chỉ là yếu tố quyết định sự thành công của dự án mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn và hiệu quả vận hành lâu dài.

Thực hiện Quyết định 1558/QĐ-TTg, một số trường đại học đã mở các chương trình đào tạo liên quan đến năng lượng hạt nhân, cung cấp nguồn nhân lực cơ bản cho ngành như: Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, EPU, Đại học Đà Nẵng, Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, Đại học Đà Lạt.

Từ năm 2016 đến nay, sau khi dự án điện hạt nhân tạm dừng đã không có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho điện hạt nhân, nhiều sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực hạt nhân đã phải làm trong các lĩnh vực khác tại các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, bệnh viện có sử dụng tia bức xạ...

thay-chau.jpg
PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực (EPU)

Thực hiện Quyết định 1558/QĐ-TTg, Trường Đại học Điện lực đã mở các chương trình đào tạo liên quan đến năng lượng hạt nhân, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này như thế nào, thưa ông?

Thực hiện Đề án 1558, Trường Đại học Điện lực đã mở chuyên ngành điện hạt nhân nằm trong ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Các học phần đã bám sát với các nội dung liên quan đến lĩnh vực hạt nhân và an toàn bức xạ.

Về cơ sở vật chất, nhà trường đã được nhà nước đầu tư các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại cùng với mô hình nhà máy điện hạt nhân của Mitsubishi, phòng thí nghiệm có 75 nguồn phóng xạ.

Bên cạnh đó, các sinh viên được học tập, thực tập, trao đổi với các cơ quan, đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực hạt nhân như Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện Nghiên cứu hạt nhân nguyên tử Đà Lạt, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội… được các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy các khóa học chuyên sâu, các chuyên đề liên quan lĩnh vực điện hạt nhân.

Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2017, nhà trường đã đào tạo 7 khóa học ngành điện hạt nhân với 188 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường. Đến năm 2018, EPU mở ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân.

Ngoài ra, EPU đã và đang duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế uy tín như Viện Nghiên cứu hạt nhân - Đại học Fukui (Nhật Bản), Đại học Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản), Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi, Hitachi (Nhật Bản), Trường Đại học Năng lượng Moscow (Nga), Trường Đại học Saclay - Paris (Pháp)... Nhà trường thường xuyên có các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên với các đơn vị trong và ngoài nước.

Cùng với đó, trường cũng đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho lĩnh vực điện hạt nhân như: Nghiên cứu lò phản ứng công suất nhỏ không phải thay nhiên liệu tại chỗ FBNR và khả năng phát triển - xây dựng tại Việt Nam; Nghiên cứu tìm hiểu công nghệ, tính toán vật lý lò phục vụ nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam… Các giảng viên, sinh viên của nhà trường tích cực tham gia các hội thảo khoa học về lĩnh vực hạt nhân và an toàn bức xạ trong và ngoài nước.

Theo ông, những khó khăn, thách thức đối với việc đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ cho điện hạt nhân hiện nay là gì?

Theo tôi, những khó khăn, thách thức hiện nay đối với việc đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ cho điện hạt nhân. Thứ nhất, thiếu chiến lược phát triển khoa học hạt nhân - nguyên tử liên tục, do đó có rất nhiều khó khăn trong triển khai, duy trì các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân và an toàn phóng xạ.

Thứ hai, việc thiếu chính sách dài hơi và liên tục của nhà nước khiến cho một số nhà khoa học, giảng viên, sinh viên chưa yên tâm công tác. Điện hạt nhân và an toàn bức xạ là lĩnh vực khoa học công nghệ cao, đòi hỏi trình độ rất cao, khắt khe đối với các chuyên gia, giảng viên và cả sinh viên.

Tuy nhiên, số lượng các chuyên gia giỏi, giảng viên trình độ cao và sinh viên có chất lượng đầu vào cao là một hạn chế nói chung với các cơ sở giáo dục đại học và EPU nói riêng.

Thứ ba, chương trình đào tạo của các trường đại học, mặc dù được chuẩn bị công phu kỹ lưỡng, tuy nhiên nhìn chung vẫn còn nặng về lý thuyết. Hệ thống cơ sở phòng thí nghiệm thường rất đắt tiền do đó nói chung còn hạn chế, nhất là máy móc chuyên sâu, các mô hình đào tạo gắn liền với các nhà máy hạt nhân trong thực tế.

Thứ tư, hạn chế trong hợp tác quốc tế với các tổ chức tại các quốc gia tiên tiến và có kinh nghiệm về hạt nhân như Nga, Nhật Bản, Hungary, Pháp…; thiếu những chính sách hỗ trợ, khuyến khích đặc thù đối với giảng viên, sinh viên tham gia giảng dạy, nghiên cứu và học tập các chương trình về điện hạt nhân và an toàn bức xạ.

Ông có đề xuất gì để cải thiện những vấn đề trên?

Theo tôi, trước hết về mặt chính sách, do là ngành đòi hỏi số lượng nhân lực lớn, trình độ chuyên môn cao, đặc thù, trải rộng trên nhiều lĩnh vực của khoa học hạt nhân - nguyên tử... Do đó, nhà nước cần ban hành chiến lược phát triển khoa học hạt nhân - nguyên tử trong đó có điện hạt nhân và an toàn để làm cơ sở tiền đề cho chiến lược phát triển khoa học, đào tạo liên quan.

Khi khởi động lại chương trình điện hạt nhân thì trước mắt tập hợp các nhân lực đã được đào tạo trước đây để tận dụng nguồn nhân lực đã có. Đồng thời, cần ban hành những kế hoạch đào tạo phát triển nhân lực mới trong lĩnh vực điện hạt nhân và an toàn bức xạ cũng như cần có chính sách hỗ trợ tài chính, cấp học bổng cho sinh viên và cán bộ đi đào tạo về lĩnh vực điện hạt nhân và an toàn bức xạ…

Nhà nước cũng cần đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị đào tạo; các trường đại học cần cập nhật chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời nội dung đào tạo cũng cần gắn bó chặt chẽ với những hệ thống nhà máy điện hạt nhân thực tế tại Việt Nam sẽ triển khai xây dựng.

Tăng cường đào tạo thực hành trên các thiết bị mô hình, mô phỏng về các nhà máy điện hạt nhân sẽ triển khai tại Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tạo thuận lợi cho hợp tác trao đổi cử giảng viên đi đào tạo và chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam tham gia đào tạo, nghiên cứu..

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình hội nghị

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẵn sàng tái khởi động

Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam được tái khởi động nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và phát triển bền vững đất nước…

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…