Phó thủ tướng Singapore từ bỏ vai trò lãnh đạo vì... già

Phó thủ tướng Singapore cho biết ông sẽ từ chức để “một nhà lãnh đạo trẻ tuổi có thể tiếp quản”.
Phó thủ tướng Singapore từ bỏ vai trò lãnh đạo vì... già

Phó Thủ tướng Singapore Vương Thuỵ Kiệt được cho là sẽ kế nhiệm Thủ tướng Lý Hiển Long trong tương lai, cũng là bộ trưởng tài chính và bộ trưởng điều phối các chính sách kinh tế.

Phó Thủ tướng Vương sẽ từ chức Bộ trưởng Tài chính trong cuộc cải tổ Nội các tiếp theo, nhưng vẫn đảm nhiệm các vai trò khác của mình.

Thủ tướng Lý Hiển Long trước đây cho biết ông sẽ tiếp tục làm thủ tướng cho đến khi cuộc khủng hoảng Covid-19 kết thúc. Phó Thủ tướng Vương được cho là sẽ tiếp quản vị trí lãnh đạo “nhóm 4G” - thế hệ lãnh đạo thứ tư của Singapore.

Trong một bức thư gửi tới Thủ tướng, ông Vương Thuỵ Kiệt nhắc rằng năm nay ông đã tròn 60 tuổi. “Khi nhìn lại độ tuổi mà 3 Thủ tướng đầu tiên của chúng ta đảm nhận công việc, tôi sẽ chỉ còn một chặng đường quá ngắn để làm Thủ tướng tiếp theo. Chúng ta cần một nhà lãnh đạo không chỉ xây dựng lại Singapore sau Covid-19 mà còn dẫn dắt giai đoạn tiếp theo của quốc gia.”

“Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và thảo luận với gia đình, tôi quyết định sẽ từ chức lãnh đạo ‘nhóm 4G’ (thế hệ thứ tư), để một nhà lãnh đạo trẻ hơn - người sẽ có thời gian dài hơn có thể tiếp quản,” ông Vương nói trong bức thư. “Nhóm 4G sẽ chọn người này và tôi sẵn sàng hỗ trợ người lãnh đạo tiếp theo”.

Thủ tướng Lý Hiển Long, 69 tuổi, cho biết ông hiểu và tôn trọng quyết định của ông Vương, nói thêm rằng ông Vương sẽ giúp cố vấn các bộ trưởng khi họ chọn ra một nhà lãnh đạo khác, nhằm đảm bảo "quá trình chuyển đổi lãnh đạo diễn ra suôn sẻ và kịp thời."

Trong một tuyên bố chung, các bộ trưởng trong nhóm 4G chia sẻ: “Mặc dù rất bất ngờ nhưng chúng tôi tôn trọng và đánh giá cao quyết định của Phó Thủ tướng. Chúng tôi biết rằng ông ấy đã đưa ra quyết định này dựa trên lợi ích lâu dài của Singapore”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...