Nhân dân tệ trở thành tiền quốc tế: Nguy cơ doanh nghiệp Việt bị thâu tóm

Các chuyên gia phân tích đồng nhân dân tệ Trung Quốc chính thức được đưa vào rổ tiền tệ quốc tế từ ngày 1/10/2016 sẽ ảnh hưởng như thế nào tới Việt Nam?
Nhân dân tệ trở thành tiền quốc tế: Nguy cơ doanh nghiệp Việt bị thâu tóm

 Ngày 30/11/2015, Ban giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã ban hành nghị quyết đưa đồng nhân dân tệ Trung Quốc vào rổ tiền tệ quốc tế hay còn gọi là quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Theo đó, ngày 1/10/2016, nghị quyết này chính thức có hiệu lực. Phóng viên báo điện tử VTC News phỏng vấn các chuyên gia kinh tế về ảnh hưởng của việc đồng nhân dân tệ Trung Quốc vào rổ tiền tệ quốc tế tới Việt Nam.

TS.Lê Đăng Doanh: Đừng lệ thuộc cả thương mại, thanh toán

 Kể từ 1/10, đồng nhân dân tệ sẽ là thành viên của SDR. Điều đó có nghĩa nhân dân tệ trở thành đồng tiền có giá trị hoán đổi quốc tế. Trong quỹ SDR, nhân dân tệ chiếm 9,1% và là đồng tiền có trọng số cao thứ 3, chỉ sau USD, EURO.

Điều đó có thể thấy, vị thế của Trung Quốc được nâng lên đáng kể. Chính phủ Trung Quốc có nhiều nỗ lực nâng cao vị thế đồng nhân dân tệ trên trường quốc tế và giao dịch. Trong SDR, tỷ trọng của nhân dân tệ đứng trên những đồng tiền mạnh và được giao dịch nhiều như Yên Nhật và bảng Anh (7% và 8%). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mức độ sử dụng đồng nhân dân tệ không phải cao lắm, chỉ là 1,9%, thấp hơn so với EUR, bảng Anh, Yên Nhật và thấp hơn nhiều so với USD.

Nếu chỉ chọn nhân dân tệ, chúng ta sẽ phụ thuộc cả về thanh toán và thương mại.

Đối với Việt Nam, câu hỏi được đặt ra là, đây có phải cơ hội xem xét sử dụng thanh toán bằng đồng nhân dân tệ hay không? Theo tôi, nếu có, điều này khiến Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn, bởi vì khi thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, Việt Nam không thể sử dụng đồng USD và EURO nhờ kiếm được từ hoạt động xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu. Thay vì thanh toán bằng USD và EURO như trước đây, chúng ta phải mất thêm chi phí đổi từ USD, EURO mà chúng ta có được từ xuất khẩu để đổi sang nhân dân tệ. Điều này gây tốn kém. Việt Nam cần xem xét và cân nhắc trong từng vụ việc. Chúng ta cần tìm cách đa dạng hóa kênh thanh toán, nhưng cần giữ quỹ dự trữ ngoại tệ phản ánh tương đối đúng đắn mối quan hệ thương mại và tránh sử dụng một đồng tiền. Nếu chỉ chọn nhân dân tệ, chúng ta sẽ phụ thuộc cả về thanh toán và thương mại.

TS.Nguyễn Minh Phong: Nguy cơ doanh nghiệp bị thâu tóm

Đối với Trung Quốc, đây là thành công lớn. Còn đối với Việt Nam, việc đồng nhân dân tệ vào rổ tiền tệ quốc tế sẽ có cả mặt tích cực và mặt trái. Về mặt tích cực, đầu tiên, khi đồng nhân dân tệ Trung Quốc vào rổ tiền tệ quốc tế, Trung Quốc sẽ có trách nhiệm hơn, các chính sách của Trung Quốc sẽ mang tính quốc tế hơn và hài hòa các lợi ích hơn.

Đặc biệt, đồng nhân dân tệ vào tiền tệ quốc tế, Trung Quốc sẽ phải kiềm chế hơn trong vấn đề phá giá đồng nhân dân tệ. Mà phá giá đồng nhân dân tệ là “công cụ truyền thống” của Trung Quốc suốt thời gian qua. Việc kiềm chế này có lợi cho Việt Nam.

Thứ hai, đồng nhân dân tệ được sử dụng rộng rãi, ổn định, lành mạnh, làm giảm thiểu chi phí về tỷ giá giữa tiền đồng và nhân dân tệ thông qua đồng tiền thứ 3 là USD. Đối tác 2 bên không cần dùng đồng USD nữa.

Thứ ba, có thể  giúp quan hệ thanh toán và quan hệ thương mại mạnh hơn nữa. Trong bối cảnh này, đồng nhân dân tệ phổ biến thì có thể nhập siêu cao hơn. Nhưng vẫn còn khá nhiều mặt trái. Thứ nhất, đồng nhân dân tệ chưa hẳn đáng tin cậy. Nếu dùng một đồng tiền không đủ mạnh, có thể giảm giá trị để là dự trữ thì sẽ có thiệt hại. Dự trữ nhân dân tệ quá mức sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc chi phối chính sách tiền tệ của chúng ta. Thứ ba và quan trọng nhất chính là các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị thâu tóm. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong lộ trình cổ phần hóa rất nhiều. Trung Quốc in đồng nhân dân tệ mang sang Việt Nam để mua doanh nghiệp thì chúng ta vừa mất quyền tài sản, vừa mất quyền trong  chính sách tiền tệ.

Vì vậy, theo tôi, không nên mua đồng tiền này, hoặc nếu có, phải cân nhắc tỷ lệ tốt nhất.

Nhân dân tệ có thể ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam

 Nhân dân tệ có thể ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam

TS.Nguyễn Trí Hiếu: Nhiều bất lợi khi nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc

Đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ quốc tế nghĩa là nó trở thành một trong các đồng tiền dùng định giá trị SDR. Nó không có giá trị thực dụng nhưng nó là đơn vị tiền tệ mà các quốc gia có thể dùng để vay mượn nhau để trám lỗ hổng thanh khoản.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nhân dân tệ vào rổ tiền tệ quốc tế ảnh hưởng gián tiếp đến Việt Nam.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nhân dân tệ vào rổ tiền tệ quốc tế ảnh hưởng gián tiếp đến Việt Nam.

Đồng tiền trong SDR không có nghĩa là tiền tệ thanh toán, vì thế không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường ngoại hối. Vấn đề nhiều người đặt ra là việc đồng nhân dân tệ vào rổ tiền tệ quốc tế có ảnh hưởng gì đến Việt Nam? Theo tôi là ảnh hưởng không nhiều. Vào giỏ tiền tệ quốc tế, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc không ảnh hưởng trực tiếp, mà chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến Việt Nam. Khi vào giỏ tiền tệ quốc tế, nghĩa là nhân dân tệ đóng vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế. Từ đó, đồng nhân dân tệ mạnh lên.

Nếu đồng nhân dân tệ mạnh lên, có nghĩa đồng USD so với nhân dân tệ suy yếu. Nếu nó ổn định với USD thì tiền đồng so với nhân dân tệ sẽ suy yếu. Kết quả là xuất khẩu sang Trung Quốc có lợi, còn nhập khẩu từ Trung Quốc gặp nhiều bất lợi. Vào giỏ tiền tệ quốc tế nhưng nhân dân tệ không được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của thế giới như đồng USD hay EUR.

Vì vậy, các quốc gia không nhất thiết phải dự trữ đồng nhân dân tệ. Nếu cần đồng tiền này, các quốc gia có thể vay SDR, từ đó quy đổi ra ngoại tệ khác. Tuy nhiên, hiện nay, các quốc gia đều dự trữ các đồng tiền mạnh trên thế giới như USD, EUR, bảng Anh… Nhân dân tệ cũng có giá trị thanh khoản nên cùng nằm trong danh mục dự trữ ngoại hối của nhiều quốc gia. Nhưng vì không bắt buộc nên tỷ lệ dự trữ nhân dân tệ không cần nhiều.

Thanh Hà/VTC

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...