PNC muốn bán nốt cổ phần tại CGV Việt Nam

CTCP Văn hóa Phương Nam (mã : PNC) vừa lấy ý kiến cổ đông việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp còn lại tại Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam.
PNC muốn bán nốt cổ phần tại CGV Việt Nam

Theo đó, PNC dự kiến bán 7,5% sở hữu còn lại tại đơn vị sở hữu cụm rạp chiếu phim CGV có giá vốn là 11,5 tỷ đồng. Dự kiến giá chuyển nhượng cho số cổ phần sở hữu này là 101 tỷ đồng, gấp 9 lần giá vốn.

Thời gian chuyển nhượng dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2018, với mục đích thanh toán nợ theo đúng thời hạn và bổ  sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh và tạm ứng cổ tức.

Hồi tháng 6/2018, PNC cũng  đã công bố tài liệu lấ ý kiến cổ đông về việc chuyển nhượng 12,5% vốn điều lệ Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam với giá 160 tỷ đồng.

Đối tác nhận chuyển nhượng là CTCP Kim Cương Đen – doanh nghiệp mới thành lập vào cuối tháng 4/2018 với vốn điều lệ ban đầu 120 tỷ đồng và hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản.

Quyết định thoái toàn bộ vốn được đưa ra tương đối bất ngờ, bởi ban lãnh đạo PNC từng khẳng định tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra hồi tháng 3, CGV Việt Nam vẫn là “phao cứu sinh” mang về lợi nhuận hàng chục tỷ mỗi năm nên chưa có ý định giảm tỷ lệ sở hữu. Trong hai năm liền kề trước đó, doanh nghiệp này đóng góp lần lượt hơn 18 tỷ đồng và 21 tỷ đồng lợi nhuận.

Tổng vốn của khoản đầu tư vào CGV Việt Nam của PNC là hơn 30 tỷ đồng, được dùng làm tài sản thế chấp cho khoản nợ Công ty Cross Junction Investment Pte Ltd (CJI). Tính đến cuối tháng 6, khoản nợ này gồm 7 triệu USD gốc vay và 18,5 tỷ đồng lãi đến hạn thanh toán.

Về kết quả kinh doanh, trong quý II/2018, PNC ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng hai chữ số so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 182 tỷ đồng nhờ các nhà sách mới khai trương.

Tỷ giá diễn biến không thuận lợi khiến chi phí tài chính tăng gần gấp đôi. Dù hợp nhất xấp xỉ 13 tỷ đồng lợi nhuận từ “con gà đẻ trứng vàng” là CGV Việt Nam, nhưng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phát sinh lớn khiến công ty báo lỗ thuần đến 9 tỷ đồng. "Phao cứu sinh" giúp công ty cắt được mạch thua lỗ quý thứ ba liên tiếp là nguồn thu 18 tỷ đồng từ việc xử lý nợ.

Lũy kế doanh thu thuần nửa đầu năm đạt 338 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm trước. Bất chấp hàng loạt khoản chi khác bị đội lên, công ty vẫn ghi nhận lãi sau thuế xấp xỉ 8 tỷ đồng trong khi nửa đầu năm trước lỗ đậm.

>> Chuỗi rạp CGV sắp IPO trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với cuộc đua margin sôi động chưa từng có, khi hàng loạt công ty chứng khoán như VPS, Kafi, SSI, VCBS và VPBankS liên tiếp thiết lập những kỷ lục mới về tăng trưởng dư nợ...

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 đã có một phiên giao dịch đầy biến động do áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi loạt thông tin quan trọng về dữ liệu kinh tế và báo cáo lợi nhuận từ một số tập đoàn lớn nhất nước Mỹ…