Thời điểm năm 2019, chắc ít ai nghĩ rằng một công ty chuyên sản xuất nước tương, nước mắm chiếm tới khoảng 70% thị phần còn dư địa để tăng trưởng hay hứa hẹn bứt phá trong chiến lược kinh doanh. Nhưng kể từ cuối năm 2019, Masan đã tái xác lập tầm nhìn chiến lược với lộ trình 10 năm. Chặng đường 2020-2030 được đánh dấu bằng cuộc mua bán đình đám và có phần mạo hiểm. Sáp nhập VinCommerce (nay là WinCommerce), chấp nhận khoản lỗ trước mắt hàng trăm triệu USD, thành lập The CrownX, chuyển hóa The CrownX thành nền tảng Point of Life thành công. Minh chứng rõ nét bằng việc hiện thực hóa chiến lược một cách bài bản, mang lại kết quả kinh doanh vượt trội vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ năm 2022.
Hi sinh tốc độ tăng trưởng để xây dựng nền móng vững chắc
Vốn đã là một Tập đoàn đa ngành, khi nhận thêm mảng bán lẻ, Masan trở thành tập đoàn siêu đa ngành. Bỏ đằng sau những nghi ngại về mục tiêu tài chính bị tác động tiêu cực, Masan bắt tay ngay vào việc tái cấu trúc hệ thống bán lẻ. Quyết liệt đóng cửa hơn 700 điểm kinh doanh không đem lại hiệu quả, tái cấu trúc chuỗi cung ứng để tăng hiệu quả quy trình logistics và luân chuyển hàng hóa, cũng như tinh gọn danh mục hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đặt trọng tâm vào người tiêu dùng thay vì thúc đẩy doanh số. Triển khai đồng bộ, nhất quán và xuyên suốt tái thiết toàn hệ thống chuỗi bán lẻ giúp WinCommerce (WCM) đạt EBITDA hòa vốn ngay trong Quý 4/2020. Và có lãi sau 7 Quý dưới trướng Masan, Quý 3/2021 là quý đầu tiên WCM ghi nhận mức lợi nhuận thuần phân bố cho cổ đông dương (đạt 137 tỉ đồng), được thúc đẩy bởi doanh thu thuần tăng trưởng 21,2% và biên EBITDA đạt 5,5% so với mức âm 3% trong cùng kỳ năm 2020. Nhanh chóng biến các điểm mua sắm thuần túy trở thành điểm đến đa tiện ích, xuyên suốt từ online đến offline. Kết thúc năm 2021, EBITDA của WCM đã cải thiện 2.334 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng trong năm 2020.
Nền tảng “Point of life” được thiết lập và nhân rộng thành công
Sau 3 năm tiếp quản WCM, nền tảng bán lẻ hiện đại trên quy mô toàn quốc để phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng được thiết lập. Việc mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ hiện đại đã gia tăng khả năng tiếp cận thị trường của Masan từ mức chỉ chiếm 1% ngân sách tiêu dùng (wallet-share) lên mức gần 25%. Kế hoạch 5 năm tới, Masan sẽ xây dựng một mô hình hiệu quả để phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng. Phát triển mạng lưới 10.000 cửa hàng do tự vận hành và 20.000 cửa hàng nhượng quyền bằng cách hợp tác với những tiệm tạp hóa gia đình, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và đối tác. Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng, tối ưu hóa hệ thống phân phối hiện còn kém hiệu quả do có quá nhiều tầng nấc bằng cách ứng dụng công nghệ và khả năng tiếp cận trên quy mô toàn quốc của Masan. Phát triển danh mục nhãn hàng riêng trên cơ sở hợp tác với các nhà cung cấp chiến lược để phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng ở nông thôn, với các sản phẩm chất lượng, đột phá với giá cả hợp lý. Xây dựng mô hình bán lẻ kết hợp xuyên suốt từ online đến offline để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng.
Hệ sinh thái đa trải nghiệm, đa tiện ích sau khi được áp dụng tại một số WinMart+ thí điểm đã chứng minh được hiệu quả hoạt động và được nhân rộng trên toàn quốc. Cửa hàng hiện đại trở thành điểm đến “tất cả trong một” (one-stop shop) phục vụ các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng. Thực tiễn triển khai, hệ sinh thái “Point of Life” giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí trong một lần có thể mua sắm mặt hàng nhu yếu phẩm (VinMart+), thức uống trà+cafe (Phúc Long), dịch vụ tài chính ngân hàng tự động (Techcombank), chăm sóc sức khỏe (Phano Vmart) và mạng di động (Reddi). Không lôi kéo, giữ chân khách hàng bằng khuyến mãi và giảm giá. Hệ sinh thái Tiêu dùng – Bán lẻ họ Masan đặt niềm tin vào các mô hình kinh doanh đột phá có thể cung cấp các giải pháp sáng tạo và các nhãn hiệu mạnh để mang đến cho người tiêu dùng các trải nghiệm mua sắm phù hợp sở thích cá nhân.