Tăng trưởng ở tất cả các mảng kinh doanh, Masan đạt 88.629 tỷ đồng doanh thu

Masan Group công bố kết quả kinh doanh Quý 4/2021 và năm tài chính 2021 với hầu hết các mảng kinh doanh đều tăng trưởng mạnh mẽ.
Tăng trưởng ở tất cả các mảng kinh doanh, Masan đạt 88.629 tỷ đồng doanh thu

Năm 2021, doanh thu thuần hợp nhất của Masan đạt 88.629 tỷ đồng, tăng trưởng 14,8% so với mức 77.218 tỷ đồng năm 2020 nhờ doanh thu hầu hết các mảng kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thuần Quý IV năm 2021 là 23.828 tỷ đồng, tăng 10,3% so với 2020. Nếu loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi tháng 12/2020, doanh thu thuần của Masan trong năm 2021 và Quý 4/2021 lần lượt tăng 16,6% và 17% so với cùng kỳ năm trước.

The CrownX, nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp của Masan (hợp nhất WinCommerce và Masan Consumer Holdings) đã đạt doanh thu thuần 58 ngàn tỷ đồng năm 2021, tăng trưởng 6,9%.

Khách hàng mua sắm tại cửa hàng WinMart+ nhượng quyền đầu tiên tại Hà Nội.
Khách hàng mua sắm tại cửa hàng WinMart+ nhượng quyền đầu tiên tại Hà Nội.

Trong đó, Wincommerce (WCM) đạt doanh thu thuần 30,9 ngàn tỷ đồng năm 2021, tương đối ổn định so với cùng kỳ năm ngoái dù có số lượng điểm bán từ đầu năm 2021 ít hơn 618 địa điểm so với đầu năm 2020. Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 hạn chế việc mở rộng hệ thống, WCM đã khai trương 388 cửa hàng WinMart+ vào năm 2021, với 284 cửa hàng được mở mới trong Quý 4/2021. Với tiến độ này, WCM tin tưởng sẽ hoàn thành kế hoạch mở rộng cửa hàng vào năm 2022 và ước tính tăng trưởng doanh thu cho năm 2022.

Doanh thu thuần MCH năm 2021 và Quý 4/2021 tăng lần lượt 20,0% và 32,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 28.764 tỷ đồng và 10.070 tỷ đồng.

Khách hàng mua sắm thịt mát MEATDeli.
Khách hàng mua sắm thịt mát MEATDeli.

Doanh thu thuần của Masan MEATLife (“MML”) năm 2021 tăng trưởng 17,2% so với năm 2020, hoặc 26,9% nếu chỉ tính đến doanh thu bán thức ăn chăn nuôi 11 tháng đầu tiên trong năm 2020. Đáng chú ý, doanh thu thuần mảng thịt theo hình thức nhượng quyền thương mại của MML đã tăng 71% trong năm 2021.

Masan High-Tech Materials (“MHT”) đạt doanh thu thuần 13.564 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 86.0% so với cùng kỳ năm trước. 

Masan High-Tech Materials đạt doanh thu thuần 13.564 tỷ đồng năm 2021.
Masan High-Tech Materials đạt doanh thu thuần 13.564 tỷ đồng năm 2021.

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao hợp nhất của Masan năm 2021 tăng 57,7% so với năm 2020, đạt mức 16.280 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế phân bổ cho Cổ đông của Công ty năm 2021 tăng trưởng 593,8% đạt mức 8.561 tỷ đồng.

Lưu ý, các số liệu tài chính đầy đủ sẽ được công bố chậm nhất vào ngày 28/1/2022 cùng với kết quả kinh doanh chi tiết kèm theo thuyết minh chiến lược tại buổi Trao đổi với các nhà đầu tư diễn ra định kỳ hàng quý của Masan. 

Xem thêm

Masan mua lại VinMart, người Việt hưởng nhiều lợi ích

Masan mua lại VinMart, người Việt hưởng nhiều lợi ích

Năm 2020, dù đối mặt với “cơn bão Covid-19”, nền kinh tế Việt Nam vẫn được Ngân hàng Thế giới dự đoán tăng trưởng gần 3%. Thị trường bán lẻ VN cũng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của DN Việt trong việc phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…