Quá nửa số doanh nghiệp vẫn mắc "kiếp nạn giấy phép con"

Theo kết quả điều tra PCI năm 2017 cho thấy vẫn có 58% doanh nghiệp phải đi xin giấy phép kinh doanh có điều kiện và 42% cho biết là gặp khó khăn khi xin giấy phép.
Quá nửa số doanh nghiệp vẫn mắc "kiếp nạn giấy phép con"

Sáng 20/11, tại hội thảo về việc thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) các ý kiến đều cho rằng, các Nghị quyết 19 được ban hành từ 2014 đến nay rất khác biệt so với các nghị quyết khác về phương pháp tiếp cận.

Nghị quyết 19 sử dụng một số tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá môi trường kinh doanh, ví dụ chỉ số Doing Business của Ngân hàng Thế giới. Trong khi đó, Nghị quyết 35 đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2020 Việt Nam có được ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, khu vực tư nhân phải đóng góp được khoảng 48-49% GDP, khoảng 49% tổng đầu tư toàn xã hội.

Theo khảo sát 10.000 doanh nghiệp dân doanh về sự cải thiện trên các lĩnh vực của Nghị quyết 19, thì hai lĩnh vực được đánh giá tốt nhất là thành lập doanh nghiệp và tiếp cận điện năng. Trong khi đó, các lĩnh vực về thủ tục xuất nhập khẩu, bảo vệ nhà đầu tư và phá sản doanh nghiệp được xem là không có cải thiện đáng kể.

Tại hội thảo ghi nhận việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh ở các Bộ có nhiều bước tiến đáng ghi nhận. Tính cho đến hết tháng 10/2018, đã có 15 Nghị định về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh được ban hành.

Tuy nhiên, khảo sát cho thấy mức độ thực chất của việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh (bãi bỏ những điều kiện bất hợp lý, không minh bạch, không khả thi) thì không đồng đều giữa các bộ, thậm chí không đồng đều giữa các lĩnh vực khác nhau của cùng một bộ.

Từ góc độ của các doanh nghiệp, việc phải xin các giấy phép con vẫn diễn ra phổ biến và gặp nhiều khó khăn. 

Các bộ đều báo cáo đã hoàn thành mục tiêu cắt giảm ít nhất 50% điều kiện kinh doanh, nhưng theo đánh giá của chúng tôi, cắt giảm có tác động thực chất chỉ khoảng trên 40%”, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định.

Thương mại qua biên giới là một trong ba lĩnh vực thuộc Nghị quyết 19 được doanh nghiệp đánh giá có ít chuyển biến nhất, khi chỉ có 43% doanh nghiệp được hỏi quan sát thấy lĩnh vực này có sự thay đổi tích cực, theo kết quả điều tra PCI năm 2017.

Mặc dù vậy, một tín hiệu rất đáng ghi nhận là doanh nghiệp tại một số địa phương lại có đánh giá khá tốt về sự chuyển biến của lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đó là những tỉnh đầu mối về hoạt động xuất nhập khẩu sôi động và một số tỉnh có nhiều doanh nghiệp định hướng xuất khẩu như Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Định, Vũng Tàu, Bình Dương, Long An…

Đặc biệt, Nghị định 15/2018/NĐ-CP (thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP) về an toàn thực phẩm là một trong những Nghị định tốt nhất theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp. Nghị định 15/2018/NĐ-CP được đánh giá là sự thay đổi không chỉ trên bề mặt quy định pháp luật, mà đó là thay đổi cả về tư duy quản lý.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...