Quy hoạch Cam Lâm thành đô thị sân bay tầm quốc tế

UBND tỉnh Khánh Hòa được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức lập đồ án Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045 theo quy định của pháp luật.
Quy hoạch Cam Lâm thành đô thị sân bay tầm quốc tế

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045 với mục tiêu đưa huyện này trở thành đô thị hạt nhân vùng.

Theo đó, khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc toàn bộ địa giới hành chính huyện Cam Lâm với tổng diện tích khoảng 54.719 ha thuộc 14 đơn vị hành chính của huyện Cam Lâm (bao gồm các xã Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc, Cam Hải Đông, Cam Hòa, Suối Tân, Cam Tân, Sơn Tân, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Phước Tây, Suối Cát và thị trấn Cam Đức).

Mục tiêu quy hoạch nhằm hình thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đưa Cam Lâm trở thành đô thị hạt nhân vùng, cùng với thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, khu kinh tế Vân Phong tạo thành một tổng thể hài hòa, góp phần định hình một đô thị tầm cỡ quốc tế và thu hút công dân toàn cầu.

Cam Lâm sẽ được phát triển đô thị sân bay kết hợp trung tâm tài chính - trí tuệ và đổi mới sáng tạo toàn cầu để chuyển giao, áp dụng các xu hướng phát triển tương lai như công nghệ trí tuệ nhân tạo, năng lượng xanh… Xây dựng trung tâm khoa học công nghệ tầm quốc tế và định hướng phát triển các cơ sở giáo dục và y tế mang tầm quốc tế, quốc gia tại huyện Cam Lâm; kết nối đồng bộ về cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics cùng với cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Cam Lâm sẽ phát triển đô thị thông minh - sinh thái - bền vững, kết hợp với hệ sinh thái đầm Thủy Triều, khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, vùng vịnh Nha Trang - một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.

Quy hoạch cũng hướng phát triển khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh thành khu du lịch quốc gia. Tạo dựng hệ sinh thái đa dạng các loại hình du lịch, thương mại cùng với các tiện ích đô thị, giá trị cảnh quan ven biển, các hoạt động du lịch thương mại, chiến lược marketing toàn cầu nhằm thu hút cư dân đa quốc gia đến định cư, làm việc, học tập và lưu trú du khách quốc tế. Bản quy hoạch định hướng phát triển đô thị mới Cam Lâm với hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; đô thị thông minh, sinh thái, bền vững góp phần đưa Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc trung ương trong giai đoạn đến năm 2030; phát triển đô thị mới Cam Lâm trở thành đô thị quan trọng về quốc phòng, an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội cho quốc gia.

Dự báo dân số của đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 khoảng 770.000 người; trong đó dân số thường trú khoảng 520.000 người, dân số quy đổi khoảng 250.000 người.

UBND tỉnh Khánh Hòa được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức lập đồ án quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 theo quy định của pháp luật.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 10/5, Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn không khỏi tự hào về việc hầu hết các đề xuất, kiến nghị của HBA gửi lên Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo đột phá phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã được đưa vào nghị quyết 68 mang tính đột phá của Bộ Chính trị…

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...