Đấu thầu cao tốc Nha Trang – Cam Lâm theo hình thức PPP

5 liên doanh nhà thầu trúng sơ tuyển để đấu thầu thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm gồm 4 liên danh và 1 nhà đầu tư độc lập trúng sơ tuyển dự án.
Đấu thầu cao tốc Nha Trang – Cam Lâm theo hình thức PPP

Theo Ban Quản lý dự án (QLDA) đường Hồ Chí Minh, hiện có 5 liên danh nhà thầu vượt qua sơ tuyển để đấu thầu thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm theo mô hình PPP (đối tác Công tư).

Cụ thể, có 4 liên danh gồm:

Liên danh đầu tiên là Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Duy Tân - Công ty Cổ phần Trường Long.

Liên danh thứ hai là Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4 - Công ty Cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An - Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Thành Đô.

Liên danh thứ ba là Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Miền Trung - Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi - CIENCO1 - Công ty Cổ phần 873 xây dựng công trình giao thông - Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu 168 Việt Nam.

Liên danh còn lại là Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Nguyên Minh - Công ty TNHH Nhạc Sơn - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập.

Nhà đầu tư độc lập duy nhất trúng sơ tuyển đó là Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải.

Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, ngày 21/7, đơn vị đã phát hành hồ sơ mời thầu nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm theo hình thức PPP (đối tác Công tư).

Như vậy, các nhà đầu tư sẽ có 60 ngày để chuẩn bị hồ sơ dự thầu, thời điểm đóng thầu vào 15h ngày 21/9/2020.

Theo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, giá bán một bộ hồ sơ mời thầu là 20 triệu đồng; hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thấu rộng rãi trong nước; phương thức lựa chọn nhà đầu tư được quy định là một giai đoạn hai túi hồ sơ; thời gian thực hiện hợp đồng dự án khoảng 15 năm 11 tháng 26 ngày.

Liên quan đến tiêu chí đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, các nhà đầu tư qua sơ tuyển đã được đánh giá về năng lực kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong bước đấu thầu, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ tiến hành cập nhật lại năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư.

Lãnh đạo Bộ giao thông vận tải cho biết: "về tiêu chí tài chính thương mại, Bộ Giao thông vận tải sẽ sử dụng phương pháp vốn góp của Nhà nước tại các dự án để đánh giá chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư nào đạt yêu cầu mới được xem xét để lựa chọn”.

Trong trường hợp thuận lợi, đấu thầu thành công, Bộ GTVT sẽ đàm phán, ký hợp đồng với các nhà đầu tư vào tháng 12/2020 để khởi công xây dựng các dự án vào đầu năm 2021, hoàn thành vào năm 2023.

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm là một trong 11 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP), loại hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư là 7.615 tỷ đồng.

Dự án có chiều dài 49km, đi qua 2 huyện Diên Khánh và Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa và được xây dựng theo quy mô 6 làn xe (giai đoạn hoàn chỉnh), trong đó phân kỳ giai đoạn I là 4 làn xe, rộng 17m, vận tốc thiết kế 120 km/h.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…