Sabeco lập công ty con vốn điều lệ... 10 triệu đồng để làm gì?

Người đứng đầu công ty con mới thành lập của Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn là doanh nhân Singapore. Đáng nói, doanh nghiệp này chỉ có vốn điều lệ 10 triệu đồng.
Sabeco lập công ty con vốn điều lệ... 10 triệu đồng để làm gì?

Theo kế hoạch, ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 của Sabeco sẽ diễn ra vào ngày mai, 21/7/2018.

Ngày 20/7, ông Bùi Anh Vũ, Trưởng Ban kế hoạch – Tổng hợp, Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco; HoSE: SAB) cho biết, công ty con của Sabeco là Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn vừa nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp.

Theo đó, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 13/7/2018, đăng ký hoạt động kinh doanh chính là buôn bán các loại bia, cồn, rượu và nước giải khát.

Chủ tịch công ty con này là ông Neo Gim Siong Bennett, quốc tịch Singapore. Cách đây chưa lâu, doanh nhân này đã được bầu giữ chức Phó Tổng giám đốc Sabeco. Đáng nói, vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn trong lần đăng ký lần đầu chỉ vỏn vẹn 10 triệu đồng.

Trong bối cảnh Sabeco đã “về tay” tỷ phú người Thái Lan, việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tại doanh nghiệp này nhận được nhiều sự quan tâm. Ngày 16/7/2018, Sabeco đã có văn bản giải trình cho việc chậm tổ chức ĐHĐCĐ.

Sabeco lý giải, tại ĐHĐCĐ bất thường lần 1/2018, công ty đã bầu bổ sung 3 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới. Một thành viên HĐQT cũng được bổ nhiệm tại cuộc họp HĐQT ngày 9/5 mới đây, nâng tổng số thành viên HĐQT lên 7 người. Phó Tổng giám đốc mới cũng được bổ nhiệm tại cuộc họp này.

“Các thành viên mới của HĐQT và Ban điều hành cần có thêm thời gian tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để có thể đề ra những chỉ đạo phù hợp và hoạch định chiến lược cho công ty”, văn bản của Sabeco nói rõ.

Ngoài ra, Sabeco cho rằng vì là một tổng công ty lớn với nhiều công ty con và công ty liên doanh, liên kết nên sẽ phù hợp hơn cho công ty mẹ khi triệu tập đại hội sau khi hoàn thành ĐHĐCĐ thường niên của tất cả các công ty con và công ty liên doanh, liên kết.

Theo Infonet

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.