Để trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho Samsung, các doanh nghiệp (DN) trong nước thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phải chấp nhận sàng lọc qua nhiều đợt “sát hạch” gắt gao. Dù số DN nội cung cấp
Ngọc Quang
Để trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho Samsung, các doanh nghiệp (DN) trong nước thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phải chấp nhận sàng lọc qua nhiều đợt “sát hạch” gắt gao.
Dù số DN nội cung cấp linh phụ kiện được Samsung lựa chọn có gia tăng trong năm 2016 nhưng xem ra vẫn còn quá ít ỏi. Liệu cam kết phát triển công nghệ hỗ trợ cho Việt Nam của Samsung có thực lòng?
Tỷ trọng xuất khẩu ngành điện tử ở Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong vài năm trở lại đây được cho là có sự chi phối lớn của hãng điện thoại di động Samsung (Hàn Quốc) thông qua việc đầu tư các nhà máy sản xuất điện thoại di động quy mô lớn.Nhập nhiều, hàng nội khó chen chânTheo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính luỹ kế từ đầu năm 2016 đến 15/8, tổng giá trị xuất khẩu điện thoại các loại và linh liện đã đạt kim ngạch 20,9 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.Tuy vậy, như thống kê của Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) cho thấy trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, tỷ lệ các DN nội địa khi cung ứng cho các lĩnh vực hạ nguồn khác còn khá thấp: điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dùng cho công nghệ cao chỉ đạt 5%.Điều này lý giải vì sao các số liệu nhập khẩu nhiều năm nay cho thấy kim ngạch nhập khẩu các linh kiện điện tử là cực kỳ lớn, nhất là từ khi Samsung mở rộng đầu tư các nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam.Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, với nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 15,02 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2015. Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu trong 7 tháng qua đạt 4,88 tỷ USD, tăng mạnh 25,6%.
Tính đến 2016, con số các DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của Samsung đã tăng gấp 3 lần so với năm 2015
Trở lại vấn đề của Samsung, đến nay các dự án đầu tư của Samsung tại Việt Nam đã có tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14,8 tỷ USD, tạo việc làm cho khoảng 130.000 lao động, và năm 2015 xuất khẩu 36,8 tỷ USD.Mặc dù vài năm nay, hãng này tổ chức nhiều hội thảo và các đợt kết nối để tìm kiếm các DN Việt tham gia chuỗi cung ứng nhưng trên thực tế, việc cung cấp linh kiện cho Samsung vẫn rất khó khăn.Hôm cuối tuần qua, tại Tp.HCM, trong buổi Hội thảo Xúc tiến công nghiệp hỗ trợ Việt Nam của Samsung với sự quan tâm của hơn 400 DN Việt Nam, chính vị Giám đốc thu mua của Tập đoàn Samsung tại Hàn Quốc là ông Oh Sang Hoon cũng nói thẳng rằng nếu muốn thành nhà cung ứng cho Samsung thì các DN Việt tuyệt đối không vi phạm bất cứ quy định pháp luật nào tại Việt Nam. Đây là vấn đề mà Samsung đặt nặng nhất ngoài việc các yếu tố cần thiết của nhà cung ứng nội địa như công nghệ, chất lượng, khả năng đáp ứng giao nhận hàng, môi trường, tài chính…Theo ông Oh Sang Hoon, trong quá trình cung ứng, nếu phát hiện đối tác Việt Nam có dấu hiệu vi phạm pháp luật nào thì sẽ lập tức cắt giảm số lượng đơn hàng hoặc cắt luôn các giao dịch.Hứa thì phải làm!Thống kê mới nhất từ phía Samsung cho biết tính đến 2016, con số các DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của Samsung đã tăng gấp 3 lần so với năm 2015. Theo đó, từ 4 nhà cung ứng cấp 1 thuần Việt, hiện Samsung đã có 12 DN Việt là nhà cung ứng cấp 1. Ngoài ra, còn có 178 DN Việt là nhà cung ứng cấp 2. Như vậy, hiện có tổng số 190 DN Việt Nam đang tham gia chuỗi cung ứng của Samsung.Cụ thể, số DN Việt trong chuỗi cung ứng của Samsung tại miền Bắc là 6 DN cấp 1 và 155 DN cấp 2. Đối với Samsung tại Tp.HCM, con số tương ứng là 6 DN cấp 1 và 23 DN cấp 2.Thoạt nhìn vào những con số tăng gấp 3 lần này, hẳn nhiều người sẽ đánh giá thiện chí của Samsung trong nỗ lực tìm kiếm các nguồn cung ứng nội địa. Thế nhưng, khi trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đánh giá rằng đây vẫn là những con số quá khiêm tốn, mới chỉ dừng lại với một số công ty trong lĩnh vực cơ khí, ép khuôn, bao bì.Còn thực chất, Samsung đã mang theo cả chuỗi cung ứng sản xuất vào Việt Nam hoặc nhập khẩu từ Hàn Quốc nên DN nội địa khó mà chen chân cung ứng linh phụ kiện cho các nhà sản xuất điện thoại di động của họ.Một chuyên gia cho rằng có thể DN Việt rất tốn thời gian chứng minh cho DN Nhật Bản và họ cũng đến kiểm tra chất lượng sản phẩm nhưng DN Việt Nam còn có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng của DN Nhật. Còn đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc như Samsung thì không hẳn như vậy.Thế nhưng, khi tiếp xúc với hàng trăm “ứng cử viên” Việt làm nhà cung ứng, ông Lee Sang Su, Tổng Giám đốc Tổ hợp Điện tử gia dụng và Công nghệ Samsung Tp.HCM (SEHC), luôn miệng nói là sẽ nỗ lực cùng Chính phủ Việt Nam phát triển nền công nghiệp hỗ trợ nội địa nhằm đảm bảo tính cạnh tranh toàn cầu thông qua nhiều chương trình hành động thực tế.Ông Lee cũng hy vọng sẽ tiếp tục tạo thêm nhiều cơ hội cho các DN Việt tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung, giúp Samsung nâng cao tính cạnh tranh toàn cầu cũng như sự phát triển lâu dài tại thị trường Việt Nam.Tuy nhiên, giữa lời nói và hành động của Samsung vẫn là một khoảng cách lớn. Như lời chia sẻ của bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Tp.HCM, chỉ mong các nhà đầu tư lớn như Samsung nhớ rằng trong những cam kết của mình khi phát triển dài hạn tại Việt Nam thì phải tạo ra những cơ hội phát triển mới cho các DN công nghiệp hỗ trợ Tp.HCM và cả nước nói chung.
Nhiều nhà đầu tư đang nín thở theo dõi từng biến động nhỏ của thị trường tiền mã hóa, đặc biệt những người đã bỏ ra số tiền lớn đầu tư Pi lại càng mong chờ từng phút đồng tiền này bùng nổ…
Tài sản mã hóa đang trở thành một phần không thể thiếu của thị trường tài chính và Việt Nam cũng đang từng bước xây dựng khung pháp lý để quản lý loại hình tài sản này…
Bitcoin hầu như đi ngang trong phiên giao dịch vừa qua khi nhà đầu tư tìm kiếm sự rõ ràng về các mức thuế thương mại mới của Mỹ, trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng đợt phục hồi gần đây có thể chỉ là một “bẫy tăng giá”…
Đó là nhận định của ông Mike Phan - Giám đốc ASUS Việt Nam thuộc mảng Kinh doanh và Sản phẩm khi trao đổi với Thương Gia về xu hướng máy tính tích hợp AI trong thời gian tới...
Người dùng tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ sớm được trải nghiệm dịch vụ Internet truyền qua vệ tinh Starlink do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk cung cấp...
Sự sụt giảm giá trị trên sàn giao dịch, tiếp tục đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của Pi Network và tác động của nó đến thị trường tiền điện tử nói chung…
Sự xuất hiện bất ngờ của Pi Network trong ví Wallet của Telegram đã làm dấy lên một làn sóng bàn tán sôi nổi trong cộng đồng tiền điện tử, liệu đây là một bước tiến đột phá hay chỉ là động thái đơn phương từ một mạng xã hội đối với Pi…
Thị trường tiền mã hoá bật tăng sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể áp dụng cách tiếp cận mềm mỏng hơn trong việc triển khai các mức thuế thương mại mới…
Dù mức giá chưa có sự bứt phá, nhưng niềm tin của người dùng vẫn được củng cố bởi việc xuất hiện của PiDaoSwap, một nền tảng giao dịch phi tập trung được kỳ vọng sẽ mang lại tính thanh khoản và tiện ích cao hơn cho đồng Pi…
Giá Bitcoin tiếp tục chạy quanh mốc 85.000 USD khi thị trường ghi nhận giai đoạn biến động thấp hiếm thấy. Tuy nhiên, những dấu hiệu từ lãi suất mở và hoạt động của các "cá voi" lớn đang làm dấy lên kỳ vọng về một đợt bứt phá mạnh mẽ trong tương lai gần…
HTV và VNPT chính thức ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm, cung cấp dịch vụ truyền hình số trên nền tảng Internet, mang đến trải nghiệm giải trí chất lượng cao...
Trong 24 giờ qua, giá Pi Coin đã có sự tăng trưởng, có thời điểm đã vượt qua ngưỡng tâm lý 1 USD, động lực này phần nào củng cố thêm niềm tin cho người dùng Pi Network…
Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…
Với tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp trị giá 3 nghìn tỷ USD hiện nay, Giáo sư Eswar Prasad, giáo sư thương mại quốc tế tại Đại học Cornell và là tác giả của cuốn sách “Tương lai của tiền tệ” xuất bản năm 2021, nói về các thế lực đang phá vỡ công nghệ tài chính...
Tâm lý lạc quan sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã không còn đủ động lực để duy trì đà tăng cho thị trường tiền điện tử….