Sáng 21/7: Có 2.787 ca mắc COVID-19 mới

Sáng 21/7 Bộ Y tế cho biết có thêm 2.787 ca mắc, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 1.739 ca. Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 65.607 bệnh nhân.
Sáng 21/7: Có 2.787 ca mắc COVID-19 mới

Thông tin các ca mắc mới:
Tính từ 18h30 ngày 20/7 đến 6h ngày 21/7 có 2.787 ca mắc mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 2.775 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.739), Bình Dương (657), Đồng Nai (85), Tiền Giang (65), Vĩnh Long (39), Khánh Hòa (38), Bến Tre (35), Bà Rịa - Vũng Tàu (18),

Cần Thơ (16), Đắk Lắk (13), Kiên Giang (12), Bình Phước (12), Hậu Giang (9), Long An (8 ), Hà Giang (6), Phú Yên (5), Đắk Nông (4), Hà Nội (4), Quảng Ngãi (3), Bình Định (2), Nghệ An (2), Lâm Đồng (2), Gia Lai (1) trong đó có 393 ca trong cộng đồng.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Tính đến sáng ngày 21/7, Việt Nam có tổng cộng 65.607 ca mắc, trong đó có 63.510 ca mắc trong nước và 2.097 ca nhập cảnh.
- Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 61.940 ca, trong đó có 8.669 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Có 11/59 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.
Tình hình điều trị

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 11.443 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 123 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.

Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.661.532 xét nghiệm cho 12.486.026 lượt người.

Tình hình tiêm chủng
Trong ngày có 26.355 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.336.833 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.019.161 liều, tiêm mũi 2 là 317.672 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức tiêm chủng trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

- Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế ngành; các Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế về việc tuân thủ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

- Chiều 19/7, Tổ Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế kiểm tra các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đồng thời đảm bảo sản xuất cung ứng nguồn oxy y tế tại Công ty TNHH Khí Công nghiệp Messer Việt Nam (Khu công nghiệp Việt Nam Singapore I, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương).

Trong tình hình dịch bệnh tiếp tục phức tạp, công ty sẽ nâng cao công suất lên gấp 2 lần so với hiện nay (tức 1.000 bình oxy mỗi ngày) để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn và các tỉnh thành.

- Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Quân Y 175, TP. Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào hoạt động với quy mô 200 giường vào ngày 19/7. Ngay sau đó, 22 bệnh nhân ở mức độ vừa và nặng đã được chuyển đến điều trị.

- Chiều ngày 19/7, Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh triển khai thử nghiệm hướng dẫn cho người dân trên địa bàn tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

- Tỉnh Đồng Nai: Ban hành kế hoạch thí điểm cách ly F1 tại nhà ở 4 huyện, thành phố trên địa bàn gồm TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh, huyện Vĩnh Cửu và huyện Trảng Bom. Thời gian thực hiện từ 20/7 đến 23/8, sau đó báo cáo kết quả thực hiện thí điểm trước ngày 30/8.

Xem thêm

Sáng 20/7: Có 2.155 ca mắc COVID-19 mới

Sáng 20/7: Có 2.155 ca mắc COVID-19 mới

Sáng 20/7 Bộ Y tế cho biết có thêm 2.155 ca mắc COVID-19 nâng tổng số mắc tại Việt Nam lên 60.180 ca. Đã có hơn 4,3 triệu liều vắc xin COVID-19 được tiêm chủng
Tối 20/7: Thêm 2.640 ca mắc COVID-19

Tối 20/7: Thêm 2.640 ca mắc COVID-19

Tối 20/7 Bộ Y tế cho biết có 2.640 ca mắc, nâng tổng số mắc trong ngày lên 4.795. TP Hồ Chí Minh có số mắc nhiều nhất 3.322 ca. Trong ngày có 396 bệnh nhân khỏi

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...