Sáng 23/7: Thêm 3.898 ca mắc COVID-19

Sáng 23/7 Bộ Y tế cho biết có thêm 3.898 ca mắc COVID-19, trong đó riêng TP Hồ Chí Minh đã chiếm đến 3.302 ca. Hơn 4,4 triệu liều vắc xin đã đuọc tiêm chủng.
Sáng 23/7: Thêm 3.898 ca mắc COVID-19

Thông tin các ca mắc mới:

- Tính từ 18h ngày 22/7 đến 6h ngày 23/7 có 3.898 ca mắc mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (3.302), Long An (223), Đà Nẵng (47), Bình Dương (37), Tiền Giang (37), Tây Ninh (36), Đồng Nai (33), Đồng Tháp (31), Bình Thuận (23), Bến Tre (20), Ninh Thuận (19), Phú Yên (15), Hà Nội (14), Kiên Giang (13), Vĩnh Long (12), Nghệ An (11), Cần Thơ (10), Trà Vinh (9), Đắk Lắk (4), Quảng Nam (1), Lai Châu (1) trong đó có 191 ca trong cộng đồng.

- Lai Châu kể từ đầu mùa dịch, lần đầu tiên ghi nhận có ca mắc mới tại cộng đồng trong giai đoạn này. Đây là ca bệnh có tiền sử về từ TP. Hồ Chí Minh.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Tính đến sáng ngày 23/7, Việt Nam có tổng 78.269 ca mắc, trong đó có 2.129 ca nhập cảnh và 76.140 ca mắc trong nước.

- Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 74.570 ca, trong đó có 10.647 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 09/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới đến sáng 23/7

- Cả thế giới có 193.323.863 ca mắc, trong đó 175.623.584 khỏi bệnh; 4.150.213 tử vong và 13.550.066 đang điều trị (82.324 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca mắc của thế giới tăng 525.744 ca, tử vong tăng 8.197 ca.

- Châu Âu tăng 143.202 ca; Bắc Mỹ tăng 76.327 ca (Mỹ có hơn 50 nghìn người mắc), Nam Mỹ tăng 79.500 ca; châu Á tăng 198.488 ca; châu Phi tăng 27.088 ca; châu Đại Dương tăng 1.139 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 89.964 ca, trong đó: Indonesia tăng 49.509, Malaysia tăng 13.034 ca, Thái Lan tăng 13.655 ca, Myanmar tăng 6.701, Philippines tăng 5.828 ca, Campuchia tăng 811 ca, Singapore tăng 170 ca, Lào tăng 256 ca.

Tình hình điều trị

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 13.421 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 131 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 17 ca.

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.905.725 xét nghiệm cho 13.572.520 lượt người.

Tình hình tiêm chủng

Trong ngày có 43.720 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.411.659 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.077.099 liều, tiêm mũi 2 là 334.560 liều.

Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày

- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thay mặt Bộ Y tế tham gia và phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN về COVID-19 chủ đề “Một năm sau đại dịch” dưới hình thức trực tuyến.

- Nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong, đảm bảo cứu chữa người bệnh COVID-19 kịp thời, Bộ Y tế dự kiến lập gần 30 trung tâm hồi sức tích cực của vùng và 5 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia đặt tại các bệnh viện Bạch Mai, Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Đa khoa Trung ương Huế, Chợ Rẫy và Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 TP. Hồ Chí Minh, mỗi trung tâm có 500-1000 giường bệnh.

- Bộ Y tế có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương phối hợp chỉ đạo thực hiện thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu cho nhóm bệnh nhân COVID-19 nhẹ và không triệu chứng tại các địa điểm như khu ký túc xá, trường học, sân vận động..., với các trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân và thuốc thiết yếu.

Xem thêm

Sáng 22/7: Thêm 2.967 ca COVID-19

Sáng 22/7: Thêm 2.967 ca COVID-19

Sáng 22/7 Bộ Y tế cho biết có thêm 2.967 ca mắc COVID-19, trong đó riêng TP Hồ Chí Minh đã 2.433 ca. Đến nay, tổng số ca mắc tại Việt Nam đã lên đến 71.144
Tối 22/7: Thêm 3.227 ca mắc COVID-19

Tối 22/7: Thêm 3.227 ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 tối ngày 22/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 3.227 ca mắc mới, trong đó TP Hồ Chí Minh có 1.785 ca. Tổng số ca mắc trong ngày là 6.194.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...