Sau khi bóng dáng Thành Công xuất hiện, PG Bank thay máu loạt nhân sự cấp cao, muốn đổi tên, chuyển trụ sở mới

Theo kết quả từ Đại hội đồng cổ đông bất thường PG Bank, ông Phạm Mạnh Thắng được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Đào Phong Trúc Đại làm Phó Chủ tịch và ông Trần Ngọc Dũng được bầu làm Trưởng ban Kiểm soát của PG Bank...

Hội đồng quản trị của PG Bank
Hội đồng quản trị của PG Bank

Như đã đưa tin trước đó, sau khi bóng dáng Tập đoàn Thành Công xuất hiện, PG Bank liên tục có những biến động mới. Gần nhất, ngày 23/10, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank - mã chứng khoán: PGB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023 tại tỉnh Ninh Bình.

Đại hội được diễn ra sau khi ngân hàng này xuất hiện 3 cổ đông lớn mua lại 40% cổ phần từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), gồm Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và phát triển thương mại Gia Linh (13%), Công ty Cổ phần Quốc tế Cường Phát (14%) và Công ty Cổ phần Thương mại Vũ Anh Đức (13%). Vài tháng gần đây, nhân sự thượng tầng của PG Bank liên tục thay đổi sau khi Petrolimex thoái vốn.

Tại đại hội, ngân hàng PG Bank đã trình cổ đông thông qua phương án cơ cấu và nhân sự cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các ứng viên dự kiến đều đã được thẩm định, phê chuẩn từ Ngân hàng Nhà nước và được các cổ đông bỏ phiếu với tỷ lệ nhất trí cao.

Theo kết quả, Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới sẽ gồm 6 thành viên: ông Phạm Mạnh Thắng, ông Đào Phong Trúc Đại, bà Đinh Thị Huyền Thanh, ông Đinh Thành Nghiệp, ông Vương Phúc Chính, ông Nguyễn Thành Lâm(Thành viên Hội đồng quản trị độc lập).

Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 3 thành viên: ông Trần Ngọc Dũng, ông Trịnh Mạnh Hoán, bà Hạ Hồng Mai.

Cùng ngày, PG Bank đã họp bầu bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Thắng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Được biết, ông Thắng sinh năm 1962, là Tiến sĩ Kinh tế và có 39 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông Thắng đang là Tổng Giám đốc PG Bank. Trước đây, ông Thắng là Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Vietcombank.

Đồng thời, PG Bank bổ nhiệm ông Đào Phong Trúc Đại làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Trần Ngọc Dũng được bầu làm Trưởng ban Kiểm soát của PGBank.

Ông Đại sinh năm 1975, được biết đến là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư PV-Inconess; Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Việt Hưng; Giám đốc Tài chính Công ty Cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Việt Hưng. Đây đều là các đơn vị liên quan Tập đoàn Thành Công.

Trước đó, ngày 15/2/2022, ông Đào Phong Trúc Đại được bầu vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025 của ngân hàng Eximbank, nhưng đến ngày 24/10/2022, ông Đào Phong Trúc Đại bất ngờ nộp đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng Eximbank với lý do cá nhân.

Về phía ông Trần Ngọc Dũng, theo giới thiệu, ông Dũng sinh năm 1966, là Cử nhân Tài chính tín dụng; Cử nhân Quản trị kinh doanh; Cử nhân Luật học. Ông Dũng có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và hiện tại giữ chức vụ Trưởng Kiểm toán nội bộ PG Bank. Trước đây, Ông Dũng đã từng công tác tại Nam A Bank và là Trưởng ban Kiểm soát tại Eximbank.

Ngoài việc thay đổi nhân sự, đại hội PG Bank cũng thông qua các nội dung khác về phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và thông qua thay đổi tên thương mại, chuyển địa điểm đặt trụ sở chính của PG Bank về địa chỉ: Tòa nhà HEAC số 14-16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Đồng thời, đại hội cũng thông qua phương án tăng vốn điều lệ sớm hơn 2 năm so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Kế hoạch này nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của PG Bank trong giai đoạn mới.

Theo kế hoạch, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng. Trong đó, 1.200 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, tương ứng tỷ lệ phát hành 10:4 và 800 tỷ đồng chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ phát hành 15:4. Thời gian thực hiện dự kiến là trong hai năm 2023, 2024.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 3/2023, PG Bank chỉ mang về 45,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương đương giảm 60% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong các quý kinh doanh từ năm 2021 đến nay.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập lãi thuần của PG Bank là 959 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Song lợi nhuận sau thuế lại giảm 7% xuống còn 288 tỷ đồng. Trong năm 2023, PG Bank đặt mục tiêu lãi trước thuế 530 tỷ đồng, như vậy so với kế hoạch, PG Bank đã thực hiện được 68% mục tiêu sau 9 tháng.

Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản của PG Bank đạt 47.832 tỷ đồng, giảm 2% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền mặt, vàng bạc, đá quý giảm 35% còn 215 tỷ đồng, tiền gửi Ngân hàng Nhà nước giảm 50% còn 426 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 5% lên mức 30.485 tỷ đồng. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm 21% còn 7,245 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 9% đạt 34,098 tỷ đồng.

Ảnh chụp Màn hình 2023-10-23 lúc 18.16.15.png
Diễn biến cổ phiếu PGB trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 23/10, cổ phiếu PGB đang ghi nhận ở mức 26.100 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường của ngân hàng PG Bank vào khoảng 7.800 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...