Sau kiểm toán HDBank lãi sau thuế hơn 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng 25,6%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, mã: HDB) vừa có công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019. Theo đó, lợi nhuận trước thuế cả năm qua đạt mức kỷ lực 5.018 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 4.020 tỷ đồng.
Sau kiểm toán HDBank lãi sau thuế hơn 4.020 tỷ đồng, tăng trưởng 25,6%

Năm 2019 kết quả kinh doanh của HDbank tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với lợi nhuận sau thuế đạt 4.020 tỷ đồng, tăng 25,6% so với năm trước.

Nhờ vậy, các chỉ số về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) đạt lần lượt 1,8% và 21,6%, tăng mạnh so với năm trước và ở mức cao so với toàn ngành. Ngân hàng kiểm soát tốt nợ xấu ở mức 0,98%, tốt nhất toàn ngành nhiều năm liền.

Lợi nhuận của HDBank năm qua đạt mức tăng trưởng tốt nhờ sự gia tăng của cả thu nhập từ cho vay và thu dịch vụ, đồng thời chi phí được ngân hàng quản lý hiệu quả. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 9.747 tỷ đồng, tăng 27,5%; lãi thuần từ dịch vụ đạt 626 tỷ cao hơn 42,8% so với năm 2018.

Thu nhập lãi thuần tăng mạnh dù tăng trưởng tín dụng của ngân hàng năm 2019 chỉ ở mức 18% nhờ biên lãi thuần (NIM) được mở rộng mạnh, tăng từ mức 4,2% cuối năm 2018 lên 4,8%. Đây là mức NIM dẫn đầu trong các ngân hàng. Đối với thu dịch vụ, theo thuyết minh báo cáo tài chính kiểm toán, đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng ấn tượng nêu trên là các khoản thu từ dịch vụ bảo hiểm, tăng 54,5%, và thu từ dịch vụ thanh toán tăng 67,9%.

Lãnh đạo HDBank cho biết dư địa tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng còn rất lớn và tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới tiếp tục ở mức cao. Trong đó bancassurance đang trong giai đoạn tuyển chọn đối tác, hứa hẹn đầy tiềm năng.

Các dịch vụ ngân hàng được cung cấp trên các kênh ngân hàng số hiện đại sẽ được đặc biệt đẩy mạnh, nhằm mang đến thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hữu ích, khai thác hiệu quả hệ sinh thái khách hàng rộng lớn, đa dạng với cơ sở dữ liệu hơn 30 triệu khách hàng.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nguồn thu nhập nêu trên đã giúp TOI lần đầu tiên trong lịch sử HDBank đạt 11.388 tỷ đồng, tăng 20,6%. Trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được kiểm soát ở mức thấp nhờ chất lượng tài sản thuộc nhóm tốt nhất toàn ngành. Hệ số chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (CIR) đạt 44,6%, tốt hơn đáng kể mức 47% của năm 2018. 

Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản hợp nhất của HDBank đạt 229.477 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 20.381 tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp hệ số an toàn vốn CAR (theo Basel II) được cải thiện mạnh mẽ, đạt 11,2% và vượt xa mức tối thiểu 8% theo quy định của NHNN.

Dư nợ tín dụng đạt 153.004 tỷ đồng tăng trưởng cao hơn mức bình quân của toàn ngành. Trong đó, dư nợ tín dụng của ngân hàng mẹ đạt 140.422 tỷ đồng. Cơ cấu danh mục cho vay của HDBank có sự cân đối cao về đối tượng khách hàng và hướng đến những sản phẩm được quản trị rủi ro tốt, hiệu quả như nông nghiệp công nghệ cao, tín dụng xanh, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình có nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Năm 2019, HDBank đã đẩy mạnh chuyển đổi số với sự ra mắt của Ngân hàng Số Di-HDBank. Kênh giao dịch điện tử được nâng cấp với ứng dụng mobile banking mới có giao diện hiện đại, thân thiện, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, chatbot để hỗ trợ khách hàng 24/7 và xác thực bằng công nghệ sinh trắc học. Đây là những tiền đề quan trọng cho 2020- năm HDBank xác định là năm bản lề chuyển đổi số.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…