SCB tổ chức ĐHCĐ 2018: Tăng thu ngoài lãi, giảm phụ thuộc tín dụng

Ngày16/04/2019, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018.
SCB tổ chức ĐHCĐ 2018: Tăng thu ngoài lãi, giảm phụ thuộc tín dụng

Đại hội đã lần lượt thông qua: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018, định hướng và kế hoạch hoạt động năm 2019 của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban điều hành và Ban kiểm soát; Phương án phân phối lợi nhuận năm 2018 và kế hoạch lợi nhuận, phương án lợi nhuận năm 2019; Phương án tăng vốn điều lệ năm 2019; đồng thời miễn nhiệm và bầu bổ sung hai thành viên HĐQT và hai thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022.

Kết quả hoạt động năm 2018

Về kết quả hoạt động kinh doanh, kết thúc năm 2018, cơ bản SCB đã hoàn thànhcác chỉ tiêukinh doanh nămvà các mục tiêu tái cơ cấu theo lộ trình đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, củng cố nền tảng vững chắc, chuẩn bị cho sự phát triển ổn định và bền vững trong những năm tiếp theo. Cụ thể, đến 31/12/2018,SCB có tổng tài sản 508.954 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2018 và tiếp tục duy trì vị trí nằm trong nhóm 05 Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Huy động vốn và cho vay khách hàng của SCB tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hai con số, với huy động vốn thị trường 1 tăng 18,4% lên 418.338tỷ đồng và dư nợ cho vay tăng 13,28% đạt mức 310.892 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của SCB năm 2018 đạt 229 tỷ đồng, tăng 39,5% so với năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được duy trì ở mức thấp, lần lượt là 0,61% và 0,42% vào cuối năm 2018. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 9,69%, cao hơn mức quy định 9% của NHNN.

Tăng thu ngoài lãi, giảm phụ thuộc tín dụng

Năm 2018, kết quả kinh doanh chuyển dịch theo hướng tăng thu ngoài lãi, đẩy mạnh tăng trưởng khách hàng cá nhân. Các dịch vụ Thẻ tín dụng quốc tế, Chuyển tiền, Ngân hàng điện tử, Bảo hiểm, Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại liên tục phát triển đã đem lại mức tăng trưởng mạnh mẽ cho thu nhập ngoài lãi của SCB.

Năm 2018, tổng thu ngoài lãi thuần của SCB đạt mức 1.746 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 15,2% so với năm 2017, trong đó thu thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.299 tỷ đồng với mức tăng trưởng ấn tượng 49,2% so với năm 2017.

Phát triển công nghệ ngân hàng hướng đến Khách hàng và tối ưu hóa vận hành

Gắn liền với việc phát triển hoạt động kinh doanh, SCB đã đẩy mạnh đầu tư công nghệ vào hầu hết các mảng hoạt động nhằm thay đổi hệ thống quản lý, dịch vụ phục vụ Khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.

Trong năm, SCB đã hoàn thiện và golive thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) và ngân hàng điện tử (Digital Banking), phiên bản mới nhất Flexcube 12.4 của Oracle và dự án Treasury - Fis Front Arena, đặt dấu mốc quan trọng cho sự phát triển, tạo nền tảng mang đến những sản phẩm, dịch vụ hiện đại, đa dạng và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, từng bước nâng cao năng lực quản lý, đồng thời nâng cao tính an toàn bảo mật. Từ đó, tăng cường khả năng tiếp cận, thu hút Khách hàng và mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần gia tăng giá trị lâu dài cho Khách hàng và SCB.

Mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường đội ngũ nhân sự

Trong năm vừa qua, cơ cấu tổ chức của SCB có nhiều sự thay đổi, kiện toàn hướng tới mô hình quản trị hiện đại, rút gọn công tác vận hành, tăng khả năng sử dụng nguồn lực và giảm thiểu rủi ro. SCB đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng để đáp ứng nhịp độ phát triển.

Với phương châm con người chính là nguồn lực quý nhất, năm 2018, SCB đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu tuyển dụng số với một ‘hệ sinh thái’ các kênh tuyển dụng, kênh tương tác đa dạng, hiện đại và chuyên nghiệp. SCB chủ động nâng cao độ phủ nhà tuyển dụng nhằm quảng bá thương hiệu SCB nói chung cũng như nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng của SCB nói riêng trên các phương tiện truyền thông với mục tiêu định vị Top 5 Ngân hàng Việt có môi trường làm việc tốt nhất. Tính đến 31/12/2018, số lượng CBNV của SCB là 7.258 người, tăng 830, tỷ lệ tăng 12,9% so với đầu năm.

Song song với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, SCB vẫn tiếp tục củng cố mạng lưới hoạt động bằng cách điều chỉnh quy mô, nâng cấp cơ sở vật chất các điểm giao dịch phù hợp với tình hình hoạt động cũng như mở thêm điểm giao dịch tại những nơi ngân hàng chưa hiện diện. Trong năm 2018, SCB đã hoàn tất đưa vào khai trương hoạt động thêm 2 chi nhánh và 9 phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch của SCB lên 239 điểm tại 28 tỉnh/thành trên cả nước.

Kế hoạch hoạt động năm 2019

Dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 3.000 tỷ đồng, trở thành một trong số ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam

Từ những nhận định về triển vọng kinh tế năm 2019, trên cở sở tiếp tục thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu SCB giai đoạn 2015 -  2019 đã được NHNN phê duyệt, SCB đã trình Đại hội thông qua các mục tiêu hoạt động trong năm 2019: chuyển đổi cơ cấu tài chính với trọng tâm là chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng tăng thu ngoài lãi; đẩy mạnh tăng trưởng khách hàng cá nhân; kiện toàn kết cấu tổ chức và xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng; phát triển công nghệ ngân hàng hướng đến khách hàng và tối ưu hóa vận hành; xây dựng và nâng cao văn hóa SCB; đồng thời tiếp cận phương thức quản trị rủi ro theo định hướng Basel II.

Năm 2019, SCB đặt mục tiêu đạt lợi nhuận trước thuế 276 tỷ đồng, tăng 19,48% so với năm 2018; tổng tài sản tăng 9,64% đạt 558.015 tỷ đồng; huy động tăng 13,15% đạt 473.338 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 13% đạt 341.138 tỷ đồng.

Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, SCB nhắm tới mục tiêu nâng số lượng khách hàng cá nhân lên 2 triệu khách hàng trong năm 2020.

SCB thực hiện phương án tái cơ cấu chủ động

SCB đang trong giai đoạn cuối của quá trình tái cơ cấu, và giai đoạn này dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2020. Tuy nhiên, SCB có thể chủ động đẩy nhanh tốc độ tái cấu trúc bằng phương án tái cơ cấu chủ động. Ông Võ Tấn Hoàng Văn - thành viên HĐQT, Tổng giám đốc SCB - cho biết: “Sau đợt thanh tra pháp nhân SCB, Chính phủ và NHNN đã có chủ trương cho phép SCB xây dựng phương án tái cơ cấu mới cho giai đoạn tiếp theo. Đây được xem là phương án tái cơ cấu chủ động nhằm hỗ trợ thêm một số cơ chế mới, giúp SCB vững chắc hơn sau quá trình tái cơ cấu, phát triển một cách lành mạnh và bền vững. Dự kiến phương án tái cơ cấu chủ động này sẽ được Chính phủ và NHNN thông qua vào Quý II năm 2019”. 

Bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

Đại hội cổ đông thường niên SCB năm 2018 đã bầu bổ sung hai thành viên Hội đồng Quản trị là Bà Mai Thị Thanh Thủy và Bà Nguyễn Phương Hồngthay cho Ông Chiêm Minh Dũng và Ông Tạ Chiêu Trungđã xin từ nhiệm; bầu bổ sung hai thành viên Ban kiểm soát là Ông Lưu Quốc Thắng và Ông Nguyễn Mạnh Hải thay cho Bà Phạm Thu Phong và Bà Võ Thị Mười đã xin từ nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...