Sẽ có một gói hỗ trợ kinh tế lần 2?

Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản gửi Bộ KH&ĐT để tổng hợp đề xuất Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ lần hai cho người dân bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 với xu hướng đối tượng được hưởng thụ mở rộng hơn lần 1.
Sẽ có một gói hỗ trợ kinh tế lần 2?

Theo đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ kinh doanh; người lao động tại khu vực nông thôn sẽ được Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ lãi vay 3,96% (bằng 50% lãi suất vay đối với hộ nghèo), trong vòng 12 tháng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh được vay mức tối đa 2 tỷ đồng và 100 triệu đồng đối với người lao động.

Nếu chính sách này có hiệu lực, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) ước tính Nhà nước phải hỗ trợ khoảng 15.000 tỷ đồng. Số lao động dự kiến được hưởng thụ chính sách là 100.00  người và 10.000 cơ sở sản xuất kinh doanh.

Cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất hỗ trợ người lao động phải thuê nhà, hoặc nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi bị mất việc làm, hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc đối với lao động có giao kết hợp đồng lao động. 

Mức hỗ trợ với các đối tượng trên là 1 triệu đồng/người. Thời gian áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12/2020. Kinh phí Nhà nước bỏ ra ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng. 

Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất Thủ tướng xem xét giảm lãi suất vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội…

Trước đó, trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, Chính phủ cũng đã ban hành quyết định hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Gói hỗ trợ này giá trị 62.000 tỷ đồng.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến ngày 10/8, có gần 16 triệu người được thụ hưởng chính sách trên, với tổng kinh phí trên 17.500 tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước trung ương thực hiện giải ngân 11.982 tỷ đồng, để hỗ trợ cho trên 12 triệu người và 13.725 hộ kinh doanh.

Tại cuộc họp thảo luận về các giải pháp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các lĩnh vực kinh tế, bảo đảm ổn định xã hội vừa diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, dịch bệnh đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đặc biệt là các ngành hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống.

Nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, trong khi thu nhập, lao động,việc làm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng nhanh. Theo Tổng cục Thống kê, có tới 17,6 triệu người bị giảm thu nhập do dịch bệnh Covid-19. Thu nhập thấp kéo theo khó khăn trong việc kích thích tiêu dùng trong nước.

Số doanh nghiệp đăng ký tạm dừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm tăng 41,5%. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong đó, đặc biệt thất nghiệp ở nhóm thanh niên từ 15-54 tuổi, chiếm 30,7% tổng số thất nghiệp. Đáng lo ngại ở chỗ, những ảnh hưởng này kéo theo các hệ luỵ về mặt xã hội, đặt ra thách thức, đòi hỏi các cơ quan cần sớm có giải pháp đồng bộ.

Nhìn vào thực tế này có thể thấy, trong khi gói hỗ trợ lần 1 vẫn còn trong quá trình thực hiện và có những cấu phần tiếp cận còn hạn chế thì làn sóng C0vid-19 thứ 2 lại ập đến,tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống người lao động lại thêm khó khăn, thử thách.

Theo đó, Bộ KH&ĐT đề xuất việc cần trình các cấp có thẩm quyền có các điều chỉnh chính sách tài khoá mạnh hơn để kích thích sản xuất và tiêu dùng. Cần có thêm các hình thức như phiếu chiết khấu, phiếu mua hàng hoặc Chính phủ mua hàng phân phối cho người dân chịu ảnh hưởng bởi việc giãn cách xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng đang nhận bảo trợ xã hội để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của người dân hoặc mở rộng đối tượng là toàn bộ người dân căn cứ và diễn biến dịch bệnh để kích cầu tiêu dùng nội địa.

Về gói hỗ trợ kinh tế lần thứ 2, TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng khẳng định, Việt Nam vẫn còn dư địa để đưa ra các gói hỗ trợ. Theo vị chuyên gia, tổng chung các gói hỗ trợ mà Việt Nam đã và đang triển khai từ ngày đầu dịch Covid-19 bùng phát tới nay tương đương khoảng 2,8% GDP. Trong khi đó, nhìn ra thế giới, mức hỗ trợ này cao hơn rất nhiều.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024

Một số ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan trong những tháng cuối năm 2024. Trong đó, Sacombank ước tính mang về 12.700 tỷ đồng lợi nhuận cả năm. Các ngân hàng quốc doanh và TPBank cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về tài sản và tín dụng…

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...