Sẽ thanh tra các công ty tài chính tiêu dùng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, công tác thanh tra tài chính tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tăng cường trong thời gian tới để đảm bảo hoạt động của các công ty tài
Sẽ thanh tra các công ty tài chính tiêu dùng

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, đại biểu đã hỏi Thống đốc Lê Minh Hưng về tình hình hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng, lãi suất và giải pháp để bảo vệ được khách hàng vay và an toàn đối với công ty tài chính tiêu dùng.

Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, hiện nay lãi suất cho vay của các công ty tài chính tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại.

Thống đốc lý giải, bản chất của tín dụng tiêu dùng có mức độ rủi ro cao hơn so với loại hình cho vay khác vì đây là khoản vay tín chấp và tài sản thế chấp thấp hơn so với mức vay. Chi phí cũng cao hơn do phải có mạng lưới phủ rộng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vay. Ngoài ra, các khoản vay này thời hạn ngắn, giá trị cho vay nhỏ, chi phí lớn. Chi phí vốn cho các công ty tài chính tiêu dùng bao giờ cũng cao do cơ cấu vốn của các công ty này không huy động trực tiếp từ dân cư mà chủ yếu là tự huy động nguồn vốn từ các tổ chức.

Theo Thống đốc, hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng, lãi suất có quy định cụ thể, các công ty và khách hàng tự thỏa thuận về lãi suất theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư về riêng hoạt động của các công ty tài chính để tăng cường tính minh bạch của các công ty khi cho vay. Đặc biệt, đã công bố công khai lãi suất, điều kiện cho vay, phương pháp tính lãi…

“Những thông tin này, chúng tôi yêu cầu công ty tài chính phải minh bạch”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

Ngoài ra, trong công tác quản lý nhà nước về tiêu dùng, trong chương trình đề án của Chính phủ về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã có nhóm giải pháp riêng để cơ cấu lại các công ty tài chính trong đó có hoạt động tài chính tiêu dùng.

“Chúng tôi có giải pháp và lộ trình thực hiện. Chúng tôi yêu cầu các công ty tài chính có lộ trình cơ cấu lại cho đến năm 2020 để tổ chức thực hiện, giao cho các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước giám sát”.

Nhấn mạnh điều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, công tác thanh tra tài chính tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tăng cường trong thời gian tới để đảm bảo hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng minh bạch, đúng pháp luật.

Theo Ngọc Toàn/ Trí Thức Trẻ

>> Tấp nập đàm phán M&A công ty tài chính

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...