Sở GD&ĐT Bắc Ninh tăng cường duy trì nâng cao chất lượng, hiệu quả trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Ninh đã đẩy mạnh chỉ đạo hướng dẫn, hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, khả năng và nhu cầu của học sinh theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả là ưu tiên hàng đầu của ngành GD&ĐT Bắc Ninh
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả là ưu tiên hàng đầu của ngành GD&ĐT Bắc Ninh

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Ninh cho thấy, những năm qua việc thực hiện Nghị quyết 29 của BCH T.Ư về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT” đã được triển khai tích cực với việc đổi mới phương pháp, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời, năm học 2020-2021, ngành GD&ĐT Bắc Ninh đã thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT; Chỉ thị số 09/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của ngành.

Nhờ đó, năm học vừa qua, ngành GD&ĐT Bắc Ninh đã duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2. 126/126 số xã, phường, thị trấn trong tỉnh đạt phổ cập giáo dục các cấp học, xóa mù chữ với tỷ lệ người dân biết chữ trong độ tuổi 15-60 đạt trên 99,0%.

Để đạt được những kết quả trên, Sở GD&ĐT Bắc Ninh đã tiếp tục quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT phù hợp với giai đoạn mới; chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực Quyết định số 242/QĐ-UBND của UBND tỉnh về “Quy hoạch phát triển GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030”. Kết thúc học kỳ, Bắc Ninh có 504 trường học từ cấp học mầm non đến THPT, trong đó 468 trường công lập, chiếm tỷ lệ 92,8% (tăng 3 trường so với cùng kỳ năm học 2019-2020); 355.057 học sinh các cấp, tăng 10.738 học sinh so với cùng kỳ năm học 2019-2020.

Duy trì hoạt động Ngày hội văn hóa đọc là một trong những nét đẹp được ngành GD&ĐT Bắc Ninh chú trọng trong công tác trồng người
Duy trì hoạt động Ngày hội văn hóa đọc là một trong những nét đẹp được ngành GD&ĐT Bắc Ninh chú trọng trong công tác trồng người

Đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch, Sở GD&ĐT Bắc Ninh đã chủ động đẩy mạnh chỉ đạo hướng dẫn, hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, khả năng và nhu cầu của học sinh; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đa dạng các hình thức, phương pháp chăm sóc giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới công tác đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện nghiêm việc phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục và bộ quy tắc ứng xử theo quy định tại Thông tư 06/2020/TT-BGDĐT; chỉ đạo thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa, chi phí học tập cho trẻ theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP và Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ; thực hiện nghiêm Quyết định số 1283/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh về mô hình “Cung cấp thực phẩm an toàn trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Bắc Ninh cũng đã tham mưu, phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đối với học sinh lớp 1; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học lớp 2-5 theo định hướng tiếp cận CTGDPT 2018; điều chỉnh nội dung dạy học hợp lý đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục, đảm bảo vừa sức, chuẩn kiến thức, không chồng chéo giữa các môn học, các khối lớp trong cấp học. Đặc biệt, thực hiện đánh giá học sinh lớp 1 theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT; đánh giá học sinh lớp 2-5 theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Đánh giá, kiểm tra định kỳ đạt 5 điểm trở lên môn Tiếng Việt (99,1%), môn Toán (98,9%); đánh giá định kỳ xếp loại hoàn thành trở lên môn Tiếng Việt (99,2%), môn Toán (99,0%), các môn học còn lại đạt 99,5% trở lên; đánh giá phẩm chất, năng lực xếp loại đạt trở lên đều đạt trên 99,0%.

Sở GD&ĐT Bắc Ninh đặc biệt quan tâm tới công tác đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện nghiêm việc phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục và bộ quy tắc ứng xử theo quy định tại Thông tư 06/2020/TT-BGDĐT
Sở GD&ĐT Bắc Ninh đặc biệt quan tâm tới công tác đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện nghiêm việc phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục và bộ quy tắc ứng xử theo quy định tại Thông tư 06/2020/TT-BGDĐT

Với phương châm thích nghi, vượt khó, Sở GD&ĐT Bắc Ninh đã chỉ đạo các đơn vị điều chỉnh chương trình và kế hoạch giáo dục phù hợp điều kiện thực tế và khả năng học tập của học sinh; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đáp ứng việc đổi mới hình thức thi và kiểm tra, đánh giá, nhất là đối với học sinh cuối cấp. Tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên bậc THCS đạt 97,7%, bậc THPT đạt 97,7%; xếp loại văn hóa khá, giỏi bậc THCS đạt tỷ lệ 67,4%, bậc THPT đạt 82,8%. Sở GD&ĐT Bắc Ninh đồng thời chỉ đạo các đơn vị chủ động hoàn thành kế hoạch, chương trình các môn học, các hoạt động giáo dục theo hướng tinh giản, đáp ứng mục tiêu tiếp cận với CTGDPT 2018. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021, học sinh Bắc Ninh đoạt 57 giải (tỷ lệ 79,2%) với 5 giải Nhất, 21 giải Nhì, 21 giải Ba và 10 giải Khuyến khích; 13 học sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 2.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021, học sinh Bắc Ninh đoạt 57 với 5 giải Nhất, 21 giải Nhì, 21 giải Ba và 10 giải Khuyến khích; 13 học sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 2
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021, học sinh Bắc Ninh đoạt 57 với 5 giải Nhất, 21 giải Nhì, 21 giải Ba và 10 giải Khuyến khích; 13 học sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 2

Bên cạnh đó, để gắn giáo dục với nâng cao nhận thức về nền quốc phòng toàn dân, thời gian qua, Sở GD&ĐT Bắc Ninh cũng chỉ đạo dạy lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh trong các môn học mỗi cấp. Đặc biệt để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống đuối nước học đường, Sở GD&ĐT Bắc Ninh cũng đã tổ chức tập huấn cho hơn 100 giáo viên các cấp học về bơi và phương pháp phòng, chống đuối nước trong học sinh.

Công tác giáo dục, đạo đức, lối sống của giáo viên, học sinh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị, Nghị quyết số 04/NQ/TU của Tỉnh ủy Bắc Ninh cũng được quan tâm, đẩy mạnh và đạt hiệu quả nhất định. Ngoài ra, Sở cũng tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, duy trì hoạt động Ngày hội văn hóa đọc… với những hình thức linh hoạt, phù hợp với bối cảnh đại dịch Covid-19 đang còn diễn biến phức tạp.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…