SSI dự báo lợi nhuận VPBank sẽ đạt 10.160 tỷ đồng trong năm 2019

CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa có báo cáo phân tích về tình hình kinh doanh khả quan của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – VPB) và dự báo nhà băng này sẽ cán mốc lợi nhuận trước thuế 1
SSI dự báo lợi nhuận VPBank sẽ đạt 10.160 tỷ đồng trong năm 2019

Năm 2019 dự kiến tín dụng của VPBank sẽ tăng trưởng cao ở mức 16,3% so với năm trước.

Dự báo của VPBank được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích các chỉ số kinh doanh tích cực năm 2018 và dự kiến chỉ tiêu của năm 2019. Theo báo cáo phân tích của SSI, tín dụng của VPbank trong năm 2019 sẽ tiếp tục tăng cao hơn mức bình quân toàn ngành, khoảng 16,3% so với năm trước. Huy động tiền gửi dự kiến cũng tăng trên 16%. Nhờ đó, lợi nhuận hợp nhất trước thuế dự kiến tăng 10,5%, đạt khoảng 10.160 tỷ đồng.

Nhìn lại năm 2018 VPbank ghi nhận năm hoạt động kinh doanh khởi sắc với tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt hơn 31.000 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2017. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt gần 9.200 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với năm 2017.

Tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản hợp nhất của VPbank tăng 16,4% so với đầu năm 2018 lên tới 323.300 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu 34.700 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 230.387 tỷ đồng (tăng 17,1%), huy động vốn đạt hơn 219.509 tỷ đồng (tăng gần 10%).

Còn tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung - dài hạn tăng lên 33,6% so với mức 30,3% hồi năm 2017. Việc tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động lên 73,7% so với 71,3% năm 2017 đã khiến cho tỷ lệ NIM năm 2018 không thay đổi so với năm 2017 và chỉ ở mức 9%.Báo cáo cho thấy, huy động tiền gửi từ dân cư năm 2018 đã bị sụt giảm song VPBank gia tăng vay vốn các ngân hàng khác từ mức 10% lên 16% tổng tiền gửi. Ngoài ra, ngân hàng cũng huy động 2.000 tỷ đồng tiền gửi mới từ Kho bạc Nhà nước (các khoản tiền gửi không kỳ hạn với mức chi phí thấp), tăng tỷ trọng huy động ngắn hạn, giảm tỷ trọng tiền gửi trung - dài hạn và các công cụ tiền gửi khác còn 33% so với 49% năm 2017. Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn tăng dù giúp chi phí huy động vốn thấp chỉ 6,1% nhưng cũng làm gia tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

Hoạt động tín dụng khởi sắc vào các tháng cuối năm, tập trung cho vay vào 4 phân khúc chiến lược chính, gồm: tài chính tiêu dùng thông qua FE Credit, khách hàng cá nhân, CommCredit và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng cao 69%... giúp đem lại tăng trưởng lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Về hoạt động xử lý nợ xấu, VPBank đã tích cực xử lý nợ xấu, chỉ còn khoảng 7.766 tỷ đồng nợ xấu vào cuối năm 2018, tức giảm 1.600 tỷ đồng trong quý 4. Lượng trái phiếu bán cho VAMC giảm dc 22% chỉ còn khoảng 3100 tỷ đồng.

>> Năm 2018 VPBank lãi trước thuế 9.200 tỷ đồng, tín dụng “giảm tốc” chỉ tăng 17%

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...