Tâm lý người dân và nhà đầu tư cải thiện, thị trường đất nền liệu có sốt trở lại?
Sau giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng, đến nay, thị trường đã có những tín hiệu tích cực. Nhiều người dân cũng tính đến chuyện mua đất, các nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại trên đường đua mới…
Phan Mỹ
Thị trường đất nền đang tăng cầu
Nhiều chuyên gia nhận định, sang năm 2024 thị trường bất động sản sẽ có sự phục hồi hơn nữa khi nhu cầu tăng trở lại, nhưng khó xảy ra tình trạng sốt đất như trước đây.
DÂN CÓ TIỀN MUA ĐẤT, NHÀ ĐẦU TƯ CŨNG BẮT ĐẦU SĂN
Sau nhiều năm đi làm và tích góp được một khoản tiền, vợ chồng anh Đinh Văn Hoà (Thanh Hoá) đang tìm mua đất cả tháng nay. Bỏ thời gian để đi tham khảo thị trường, anh Hoà cho biết, nhìn chung giá đất ở khu vực anh đã giảm từ 100 - 300 triệu đồng 1 miếng so với thời điểm sốt đất.
“Năm ngoái, cũng tính mua đất nhưng giá đất quá cao, vợ chồng tôi gom tiền bỏ ngân hàng lấy lãi. Năm nay, giá có giảm chút ít, nên nhà tôi lại mua. Nếu không ở đến, tôi cũng để lại cho con cái, có thừa bao giờ đâu mà lo”, anh Hoà bày tỏ.
Nhiều nhà đầu tư bắt đầu đi săn đất
Cũng đang tìm mua đất như anh Hoà, nhưng mục đích của anh Nguyễn Xuân Dương (Hà Tĩnh) lại là để đầu tư. Suốt mấy tháng nay anh Dương đang săn đất tại vùng ven thành phố Hà Tĩnh và một số tỉnh lân cận.
Anh Dương chia sẻ, thị trường dần sôi động tốt trở lại, nên kênh đầu tư đất nền cũng đáng được để ý. Tuy nhiên, để tìm được những miếng đất đầy đủ pháp lý, vị trí đẹp và giá hợp túi tiền cũng khá vất vả.
Không chỉ anh Dương, chị Thu Thuỷ (Hà Nội) cũng đang ráo riết tìm mua đất tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là vùng rìa Hà Nội. “Khi giá giảm từ 20 – 30% thì việc nhiều nhà đầu tư như chúng tôi bỏ túi tiền và đất nền là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, để mua một suất đất, chúng tôi cũng mất khá nhiều thời gian để xác định tính pháp lý”, chị Thuỷ bộc bạch.
Theo báo cáo tâm lý và xu hướng người tiêu dùng bất động sản (CSS) nửa đầu năm 2024 của Batdongsan.com.vn cho biết, có 65% người được khảo sát dự định mua bất động sản trong một năm tới, trong đó, 60% có nhu cầu mua để đầu tư.
“Ví dụ, để mua được nhà, phải có từ 5 – 10 tỷ đồng, nhưng mua đất chỉ từ 1-2 tỷ, thậm chí là mấy trăm triệu cũng có thể mua được".
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn
Trong số những lựa chọn đầu tư, chủ yếu các nhà đầu tư chọn loại hình đất nền chiếm 40%, tiếp đến là nhà riêng với 26% và chung cư là 24%. Điều này cho thấy, dù thị trường khó, nhiều người vẫn ấp ủ dự định sở hữu bất động sản, đặc biệt là đất và coi đó là kênh đầu tư an toàn, dài hạn.
Đánh giá về khảo sát này, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, điều này chứng tỏ, người Việt Nam nếu có tiền rảnh rỗi và thị trường tốt lên sẽ đi đầu tư bất động sản. Khi đầu tư bất động sản, họ sẽ nghĩ ngay đến mua đất. Vì đất là loại hình có tỷ suất lợi nhuận tốt và thường dễ mua hơn.
Ông Quốc Anh cho biết thêm, nhìn từ khách quan đây là hành vi thông thường của người Việt Nam, nhưng về mặt số liệu đây là giai đoạn mà những nhà đầu tư người ta ít sử dụng đòn bẩy và đi mua nhiều hơn, do thị trường sẽ cần thêm thời gian để phục hồi.
CÓ CẦU, NHƯNG KHÔNG THỂ SỐT
Đánh giá về thị trường đất nền thời gian qua, ông Tôn Quang Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Bất động sản HatinhLand cho biết, tính từ thời điểm đóng băng đến nay, thị trường đất nền đã có những dấu hiệu phục hồi. Nguyên nhân chủ đạo là sự hạ nhiệt về giá và người dân bắt đầu chuyển đổi mô hình.
Trước đó, khi lãi suất ngân hàng cao, người dân sẽ chọn gửi tiền vào ngân hàng nhận lãi, đến khi lãi suất hạ xuống thấp hơn, nhiều người sẽ chọn mô hình đầu tư khác như vàng, chứng khoán, đất… Cùng với đó, là sự điều tiết từ phía ngân hàng về lãi suất, dẫn đến thị trường nhà đất có sự sôi động trở lại.
Từ giai đoạn sau Tết nguyên đán năm 2023 thị trường bắt đầu có sự giao dịch, nhưng vẫn còn rất ít, rải rác ở một số nơi, do tâm lý của khách hàng đang bị ảnh hưởng. Nhưng càng về sau, người dân cũng dần có lòng tin hơn vào thị trường, nhờ nhiều chính sách từ phía Chính phủ, càng về sau lượng giao dịch ngày càng tăng.
Thị trường khó sốt đất trở lại
"Về xu hướng lựa chọn đầu tư, tại các thành phố lớn họ sẽ có đa dạng sự lựa chọn về phân khúc đầu tư. Còn các tỉnh thành khác, chủ yếu vẫn là đất nền vì những loại hình khác còn khan hiếm về nguồn cung", ông Ngọc đưa ra quan điểm.
Dự đoán về thị trường đất nền trong năm 2024, vị Giám đốc HatinhLand nhận định, về cơ bản thị trường sẽ không thể xảy ra tình trạng sốt đất như năm 2020, 2021 và đầu năm 2022. Vì nhà nước đã có những Công điện, chỉ đạo điều tiết lại thị trường và tâm lý người dân dù đã có sự tích cực, nhưng không còn cao như trước, nhiều người vẫn còn “ám ảnh” bởi cơn sốt đất vừa qua.
Còn theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam, thị trường đất nền hiện nay vẫn duy trì thế trận kéo co căng thẳng giữa bên bán và bên mua. Phía bên mua muốn giá đất nền tiếp tục giảm sâu hơn, trong khi người bán thì cố để giữ giá, thu hồi số vốn liếng bỏ ra.
“Vì vậy, thực trạng chung của giao dịch đất nền là, bên bán ôm đất, bên mua thủ tiền, ai cũng kỳ vọng diễn biến sắp tới sẽ nghiêng theo hướng mình mong muốn”, Giám đốc Batdongsan.com.vn nói.
Theo ông Tuấn, thế giằng co của nhà đầu tư đất nền dự báo có thể sẽ sớm kết thúc vào khoảng nửa đầu năm 2024 khi những khó khăn của lĩnh vực bất động sản dịu đi và thị trường đi vào giai đoạn phục hồi.
Nhận định về xu hướng mua bán, đầu tư đất nền trong tương lai, nhiều chuyên gia cho thấy, đây vẫn sẽ là loại hình nhận được nhiều sự quan tâm. Dù sụt giảm sâu về giá bán và giao dịch, sức cầu chung của phân khúc này dự kiến tăng nhẹ trong các tháng cuối năm 2023, nhưng sẽ khó có những đột biến và giao dịch tập trung ở khu vực có biến động hạ tầng và pháp lý minh bạch.
Mặc dù chính sách thuế đối ứng chủ yếu nhắm vào lĩnh vực thương mại hàng hóa, nhưng ảnh hưởng gián tiếp đã bắt đầu lan sang ngành ngân hàng Việt Nam...
Khảo sát đầu tháng 4/2025, phần lớn các ngân hàng đều điều chỉnh giảm lãi suất huy động tại kỳ hạn 12 tháng, hiện mặt bằng lãi suất áp dụng cho kỳ hạn này rơi vào khoảng 3,7-9%/năm...
Trong tháng 4/2025, biến động về lãi suất vay mua nhà tập trung ở khối ngân hàng tư nhân, khối ngân hàng Nhà nước không ghi nhận sự biến động đáng kể...
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 ngân hàng ACB đã thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt, tương ứng với gần 11.167 tỷ đồng...
Bước sang tháng 4/2025, ngân hàng MSB tiếp tục giữ nguyên khung lãi suất tiết kiệm ở tất cả các kỳ hạn áp dụng khi gửi tại quầy và cả gửi theo hình thức trực tuyến...
Trong tháng 4/2025, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất đang được triển khai tại ngân hàng Eximbank là 5,6%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ...
Khảo sát đầu tháng mới cho thấy, biểu lãi suất huy động ngân hàng OCB đã điều chỉnh giảm tại nhiều kỳ hạn đối với cả hình thức gửi trực tiếp và trực tuyến...
Khảo sát đầu tháng 4/2025 cho thấy, mức lãi suất huy động cao nhất đang triển khai tại ngân hàng VIB là 5,3%/năm, ấn định cho các khoản tiền gửi online 24 - 36 tháng...
So với tháng trước, khung lãi suất huy động tại ngân hàng TPBank giữ nguyên không đổi tại tất cả các kỳ hạn, khách hàng khi tham gia gửi tiết kiệm sẽ nhận được mức lãi suất trong khoảng 3,5 - 5,8%/năm...
Trong tháng 4/2025, mức lãi suất huy động cao nhất tại ngân hàng Sacombank vẫn là 5,7%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn 24-36 tháng, khi gửi tiền với hình thức trực tuyến...
Theo ghi nhận đầu tháng 4/2025, 5,8%/năm đang là mức lãi suất cao nhất được ngân hàng SHB triển khai cho các khoản tiền gửi online tại kỳ hạn từ 36 tháng trở lên...
Bước sang tháng mới, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank vẫn duy trì ổn định với mức dao động trong khoảng 3,35 - 8,1%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…
Dù thị trường ngân hàng Việt Nam đã tiệm cận bão hòa về số lượng tài khoản, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng nếu các ngân hàng chuyển trọng tâm từ mở rộng quy mô sang nâng cao chất lượng và mức độ gắn bó thực sự với từng khách hàng...